Tìm kiếm: Cục-kiểm-lâm
Trong quá trình mở rộng điều tra vụ án tham ô hơn 5,8 tỷ đồng xảy ra tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, cơ quan CSĐT Công an tỉnh này xác định, 2 cán bộ kho bạc đã thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Chồn hương là loài động vật hoang dã nhưng cũng thích hợp để nuôi chuồng tại nhà. Bà Nguyễn Thị Cậy, 62 tuổi, ngụ ở Khu vực 1, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ được xem là một trong những người đầu tiên ở miền Tây nuôi thành công giống chồn hương từ hoang dã.
Cho đến đêm 28/6 một số đám cháy tại 4 địa điểm rừng bị cháy tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn cháy lớn, các chiến sĩ vẫn bất chấp hiểm nguy để dập lửa.
Ngày 9/6, thông tin từ VKSND tỉnh Đắk Nông cho biết, đã ban hành cáo trạng truy tố 25 bị cáo trong đường dây gỗ lậu của Phan Hữu Phượng, tức Phương “râu”. Hàng loạt cán bộ kiểm lâm của hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông có liên quan đến đường dây phi pháp này.
Ngày 4/6, ông Võ Sỹ Chung (Chi Cục trưởng Chi cục kiểm lâm Kon Tum) cho biết hiện, cơ quan đang tiến hành truy xuất nguồn gốc 9 hộp gỗ dổi mà đơn vị vừa bắt giữ trên địa bàn huyện Đăk Tô.
Chiều 30/5, tại Khu du lịch Đồi Tức Dụp (xã An Tức, Tri Tôn), Công ty Cổ phần Du lịch An Giang (thành viên Tập đoàn Sao Mai) và UBND huyện Tri Tôn đã tổ chức bàn giao cặp rắn hổ mây cho Chi cục Kiểm lâm An Giang.
Ngày 27/5, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên xử sơ thẩm vụ tham ô hơn 5,8 tỷ đồng xảy ra tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh này.
Từ ngày bị bắt ở núi Cấm, cặp rắn hổ mây “khủng” vẫn được nuôi tạm tại Khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp (xã An Tức, huyện Tri Tôn, An Giang). Hiện mỗi ngày có rất đông du khách đến xem cặp rắn, khiến doanh nghiệp phải gia cố thêm chuồng nuôi nhốt để đảm bảo an toàn.
Sau hơn 5 tiếng đồng hồ nỗ lực dập lửa, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình cơ bản khống chế, dập tắt được các đám cháy lớn. Tuy nhiên hơn 15ha rừng phòng hộ ven biển đã bị thiêu rụi.
Sau khi ngành chức năng kiểm tra các văn bản liên quan thì cặp rắn hổ mây "khủng" (hổ mang chúa) thuộc loài cực quý hiếm và cực độc. Do vậy, Sở NN&PTNT tỉnh An Giang kiến nghị với UBND tỉnh tìm môi trường sống phù hợp cho cặp rắn này để đảm bảo mục đích bảo tồn.
Hàng trăm gốc thông có tuổi thọ hơn 40 năm nằm trong Quy hoạch du lịch của TP Pleiku (thuộc địa phận xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị các đối tượng dùng dao, rựa để cạo vỏ, keo cây, đốt gốc trong thời gian dài. Theo tìm hiểu, các đối tượng khai thác vỏ thông về bán để… trồng lan.
Sau khi ngành chức năng có buổi làm việc chính thức với đơn vị đang nuôi giữ hai con rắn "khủng" tại Khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp, ngành chức năng tỉnh An Giang khẳng định, hai con rắn này đích thực là rắn hổ mây cực độc.
Ngày 13/5, Chi Cục kiểm Lâm tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị vừa phối hợp bắt quả tang một đối tượng đang có hành vi mua bán, vận chuyển vỏ thông khai thác trái phép. Số lượng kiểm đếm ban đầu là hơn 3,5 tấn vỏ thông.
Ngày 3/5, tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa có báo cáo hai vụ phá rừng tự nhiên tại xã Cà Dy, huyện Nam Giang với khối lượng gần 18m3.
Qua kiểm tra, bắt giữ xe chở gỗ lậu, công an tỉnh Thừa Thiên Huế còn phát hiện xe này cất dấu nhiều bảng số xe biển xanh, biển đỏ giả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo