Tìm kiếm: Dư-nợ-tín-dụng
Giá bất động sản đã tăng khá cao trong năm 2020 do nguồn cung khan hiếm và một số "điểm nghẽn" pháp lý chưa được giải toả, vì vậy việc giảm giá trong năm 2021 là khó xảy ra.
Lãnh đạo VPBank kỳ vọng hoàn thành đàm phán bán 49% vốn tại FE Credit cho đối tác trong quý II, thương vụ thành công sẽ mang về cho VPBank 21.000 tỷ đồng. Đây là thông tin có trong báo cáo phân tích mới công bố của SSI Research.
Nhiều nhà đầu tư vẫn lựa chọn bất động sản làm kênh trú ẩn, bởi đầu tư vào nhà đất thời điểm này có nhiều cơ hội mua được sản phẩm tốt.
DNVN - Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank – mã chứng khoán HDB) công bố lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 5.818 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2019 và hoàn thành 102,8% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ được kiểm soát chỉ 0,93%.
DNVN - Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư sửa đổi đưa kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Song chiêu trò đổi tên của các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thành “mua bán nợ”, đòi nợ bằng phương pháp khủng bố tinh thần đối với người đi vay vẫn tái diễn.
DNVN - Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trong năm 2020 dư nợ tín dụng của các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản ước khoảng 293.750 tỷ đồng, chiếm khoảng 13% tổng dư nợ tín dụng và tăng 5,9% so với cuối năm 2019.
DNVN - Nhà phát triển bất động sản hợp tác cùng nhà băng mang đến giải pháp tài chính hiệu quả cho nhà đầu tư, người mua nhà, đồng thời tối ưu hóa lợi ích của các bên.
Lãi suất huy động giảm, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cải thiện và các gói vay có lãi suất cho vay ưu đãi đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 dần kết thúc. Từ thực tế này cho thấy các ngân hàng cũng được hưởng lợi rất lớn từ dòng vốn rẻ chảy vào ngân hàng.
Tính sơ bộ tổng số tiền 4 ngân hàng có vốn nhà nước (Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank) cắt giảm để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng đại dịch Covid-19 trong năm 2020 khoảng gần 20.000 tỷ đồng.
Các tổ chức tín dụng đang "bắt sóng" thị trường tiêu dùng tăng mạnh cuối năm để đưa ra các gói vay ưu đãi nhằm kích cầu tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo phải kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn, nhất là với những khách hàng mới vì dịch bệnh tác động tới khả năng trả nợ của họ.
Không chỉ có lãi suất cho vay mua nhà đang ở vùng thấp kỷ lục, nhiều ngân hàng kết hợp với chủ đầu tư đưa ra nhiều ưu đãi lớn, như: không cần phải trả tiền theo tiến độ dự án mà có thể nhận nhà ở luôn, sau đó trả dần. Thậm chí, khách hàng còn được ân hạn trả nợ gốc và lãi 3 năm đầu sau khi nhận nhà.
Kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp tung ra nhiều chương khuyến mãi, giảm giá khiến nhu cầu mua sắm của người dân tăng. Đây là cơ hội để các nhà băng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong mùa cao điểm cuối năm.
Cơn khát vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) - vốn dĩ chịu tác động mạnh từ dịch Covid-19, sẽ khó giải tỏa hết nếu vấn đề vốn vay còn gặp khó. Tuy nhiên, một khảo sát mới đây cho thấy những tín hiệu mới lạc quan khi nhiều nhà đầu tư xem việc hỗ trợ vốn cho các SME là một kênh đầu tư hấp dẫn.
Ngày 20/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Báo Lao động tổ chức Hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU” nhằm tìm các giải pháp giúp cho người nông dân và doanh nghiệp Việt tăng năng lực cạnh tranh...
DNVN - Dù con số dư nợ tín dụng và nợ xấu bất động sản tại TP.HCM vẫn đang nằm trong ngưỡng an toàn nhưng Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong ngành vẫn đưa ra lời cảnh báo về rủi ro tiềm ẩn khi các khoản vay tín dụng có nguy cơ chuyển sang nợ xấu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo