Tìm kiếm: Doanh-nghiệp-nhà-nước
(DNVN)- Mặt tiền chợ An Đông dời lịch sửa chữa tới 4 lần, TPHCM và Hà Nội ì ạch trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, xuất khẩu tôm sẽ ổn định trở lại trong 6 tháng cuối năm, vốn đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ toàn cầu ước đạt khoảng 400 tỷ USD năm nay, tận mục bào ngư viền xanh “đắt cắt cổ” hút nhà giàu Việt… là những thông tin nổi bật trong bản tin tài chính-kinh doanh hôm nay (25/7).
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), từ 2011 - 2016, tỷ trọng DNNN thua lỗ không giảm.
Quốc hội yêu cầu đến năm 2020 xử lý dứt điểm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp.
Báo cáo tổng hợp tình hình bảo lãnh Chính phủ năm 2017 của Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết năm 2017, tổng giá trị bảo lãnh chính phủ quy đổi là hơn 26 tỷ USD, trong đó bảo lãnh nước ngoài chiếm tới 84,1%.
Nhà nước cần có cơ chế kiểm soát, giám sát để ngăn chặn các doanh nghiệp làm kém hiệu quả, thua lỗ trong khi lãnh đạo vẫn nhận lương cao - nguyên Thứ trưởng LĐTB&XH, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Phạm Minh Huân đề xuất.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) đồng thời là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra "một thực trạng đáng buồn": "Lẽ ra doanh nghiệp nhà nước phải đóng vai trò dẫn dắt trong nền kinh tế, nhưng các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động khu vực này đang ở vị trí khóa đuôi".
Báo cáo giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước cho thấy, trong giai đoạn 2011 - 2016, nợ của khối doanh nghiệp này đã gia tăng, lên tới 1,6 triệu tỷ đồng.
Đại biểu Quốc hội chỉ ra rằng: "Không có doanh nghiệp nào báo cáo đầy đủ lúc nào lỗ, lúc nào lãi. Thậm chí có doanh nghiệp khi cần báo cáo để thăng chức, để tăng quỹ lương hoặc xin vốn thì lập tức có báo cáo lãi, nhưng khi báo cáo cơ quan tài chính thì lại báo cáo lỗ".
Chính phủ cho biết, trong giai đoạn 2013-2015, không còn tình trạng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xây dựng định mức lao động không sát để hưởng lương cao. Từ 2016, lương tối đa của chủ tịch tập đoàn kinh tế là 36 triệu đồng/tháng khi lợi nhuận đạt được dưới 50 tỷ đồng, còn lợi nhuận trên 1.500 tỷ đồng thì lương có thể đạt 151 triệu đồng/tháng.
Trong báo cáo gửi lên Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai sót ở hàng loạt dự án lớn do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm chủ đầu tư.
Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng - Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng (Sở Xây dựng Đà Nẵng) chỉ định 5 gói thầu cho một đơn vị do con trai Tổng giám đốc nắm giữ.
Làn sóng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang tạo cơ hội cho nhiều tập đoàn tư nhân kiểm soát các công ty nhà nước và tạo thêm lợi ích cho chuỗi giá trị hoạt động của họ.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp vừa ký Quyết định 112/QĐ-BĐMDN ban hành Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp năm 2018.
Bộ KH&ĐT cho biết nhiều DNNN vẫn chưa công bố thông tin tình hình kinh doanh dù đã kết thúc năm 2017. Bộ này kiến nghị xử phạt doanh nghiệp và truy trách nhiệm của người liên quan.
Trong ngày giao dịch 6/3, nhiều hoạt động bán vốn Nhà nước qua phương thức khớp lệnh sẽ được thực hiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo