Tìm kiếm: Dự-án-bất-động-sản.

Thị trường không như mong đợi đã khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản sa lầy trong các dự án của mình. Những dự án ngưng trệ chưa hoàn thành hay những công trình đã hoạt động nhưng không mang lại nhiều hiệu quả đã được rao bán hàng loạt trên thị trường.
Tại Hà Nội, ngoài 3 dự án đã được chấp thuận chuyển đổi sang nhà ở xã hội, còn 15 dự án đang xét duyệt hồ sơ. Cùng với đó là hiện tượng rầm rộ đăng ký thuê mua và mua nhà ở xã hội. Điều này đặt ra một vấn đề, liệu chính sách đã bắt kịp thị trường?
Việc các chủ đầu tư dự án bất động sản thu tiền góp vốn rồi không thực hiện triển khai xây dựng khiến không ít nhà đầu tư đang đặt ra câu hỏi lớn, đó là chủ đầu tư đem tiền đi đâu?
Sẽ có khoảng 30 - 40% dự án bất động sản tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh sẽ bị thu hồi hoặc tạm dừng triển khai. Đây là ý kiến từ phía Bộ Xây dựng khi đưa ra giải pháp cho việc kiểm soát nguồn cung, điều tiết thị trường bất động sản.
Không chỉ có hàng hóa, bất động sản không bán được mà ngay cả tiền trong nhà băng và dân cư cũng đang rơi vào trạng thái “tồn kho”. Hàng trăm nghìn tỷ đồng nằm “bất động” trong ngân hàng mà không thể cho vay được. Đây quả là bài toán đau đầu đối với các nhà làm chính sách lẫn bản thân giới nhà băng.
Sau hơn một năm đình trệ của thị trường bất động sản, rất nhiều công trình đã thực hiện xong công tác giải phóng đền bù nhưng vẫn đắp chiếu vì chưa có vốn. Để tận thu, nhiều doanh nghiệp đã cho thuê lại hoặc tự mở sân bóng đá mini để kinh doanh.

End of content

Không có tin nào tiếp theo