Tìm kiếm: Giá-thực-phẩm
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2013 tăng 0,34% so với tháng trước. Như vậy, tiếp đà giảm tốc của tháng 10/2013, CPI tháng này có mức tăng khá thấp.
Sau khi tăng mạnh ở 2 tháng trước, tháng 10 này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước giảm tốc khi tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 5,92% so với cùng tháng năm 2012. Như vậy, so với tháng 12 năm ngoái, CPI cả nước đã tăng 5,14%.
Tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội, giá thực phẩm, rau xanh đã không còn “sốt” như trước đó ít ngày.
Chỉ trong mấy ngày, mỗi kg cà chua đắt gấp đôi, lên 15.000 đồng một kg. Rau xanh, thủy hải sản chốt giá mới do mưa gió liên tục khiến nhà nông thất thu.
Dự báo, trong tháng 8, CPI có thể tăng gấp đôi so với mức dự kiến, tăng 0,6% nếu Hà Nội có sự điều chỉnh về viện phí. Đó là nhận định của các thành viên tại phiên họp Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương) ngày 30/7.
Dù Vụ trưởng Vụ Thống kê giá khẳng định đợt tăng giá xăng dầu ngày 17/7 chỉ đóng góp vào mức tăng CPI tháng 8 khoảng 0,15%, thế nhưng thực tế các doanh nghiệp đang gồng mình kìm giá còn thị trường đang có những biểu hiện ‘tăng giá theo xăng’.
Các chuyên gia cho rằng, trong sáu tháng cuối năm vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế. Lạm phát 6 tháng cuối năm có thể tăng cao bất thường nếu giá điện, giá gas, giá nước và các dịch vụ thiết yếu tăng trong các tháng tới cũng như giải pháp kích cầu thực hiện thiếu thận trọng.
Trong khi sản lượng chăn nuôi trong nước giảm do dịch bệnh và người nuôi treo chuồng vì lỗ triền miên, thiếu vốn tái đàn, thì có một thực tế rất đáng chú ý là nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) lại tăng tới gần 50%.
Làm thế nào để ngành chăn nuôi thoát khỏi khó khăn và không xảy ra tình trạng thiếu thực phẩm vào các tháng cuối năm là những nội dung được bàn thảo trong hội nghị triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2013 do Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 3/7.
Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố báo cáo toàn cầu cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2013.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 năm nay tăng 1,25%, cao thứ tư so với CPI cùng kỳ kể từ năm 2004 đến nay, cao hơn CPI của tháng 1/2012 (1%). Mặc dù mức tăng này chưa đáng lo ngại, song không thể chủ quan, lơ là với lạm phát trong thời gian tới.
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 tuy được kiềm chế ở mức thấp, song diễn biến khá bất thường và thiếu bền vững. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể tăng trở lại khi điều kiện kinh tế thay đổi.
Dù các cơ quan chức năng khẳng định hàng hóa sẽ không có sự tăng giá đột biến vào cuối năm nay song thực tế giá nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm tiêu dùng đã bắt đầu tăng mạnh.
Cho rằng Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách thận trọng trong năm tới, không giảm lãi suất cơ bản và tập trung vào tái cơ cấu ngân hàng, nhưng JP Morgan dự báo lạm phát sẽ tăng trở lại và thâm hụt thương mại sẽ nới rộng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo