Tìm kiếm: Hội-Nông-dân

Từ ngày gắn bó với nghề nuôi cá lồng, đến nay kinh tế gia đình của anh Là Văn Đoán, ở bản Ban (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) khấm khá hẳn lên. Chỉ với 10 lồng cá nhưng mỗi năm đem thu nhập về cho gia đình anh cả trăm triệu đồng. Nhiều người cứ băn khoăn hỏi, những người nuôi cá như anh Đoán thả túi vôi và tỏi vào lồng cá để làm gì.
Từ những kiến thức về nghề nuôi thỏ mà mình tự học được, ông Nguyễn Vũ Ba (48 tuổi, xóm 7, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã xây dựng được mô hình nuôi thỏ lên đến 2.000 con, cho hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định lên đến 20 triệu đồng/tháng.
Mới đây, chúng tôi đã tìm đến chủ nhân của cây mít mang tên Tố Tân là ông Nguyễn Văn Xồi (Ba Xồi), ngụ ấp Phụng Đức, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre để tìm hiểu thêm về loại mít lạ này. Cây mít lạ quanh năm ra trái từng chùm, múi to, mùi thơm lừng và đến nay vẫn giữ thế "độc tôn" vì chủ nhân tìm cách nhân giống nhưng chưa thành công.
Lão nông Lù Văn Địa, bản Lả Sẳng (phường Chiềng An, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) từng ăn nên làm ra với nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng do điều kiện không có, ông Địa chuyển sang trồng cây mận. Nhờ phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây mận sinh trưởng và phát triển rất tốt. Từ cây mận, gia đình ông Địa đã có cuộc sống ổn định, từng bước làm giàu.
Những năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả như xoài, cam, bưởi có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nông dân ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Và một trong số đó là gia đình ông Trần Ngọc Thắng ở tiểu khu Nà Sản.

End of content

Không có tin nào tiếp theo