Tìm kiếm: Lục-Bình

Để khởi nghiệp và thoát nghèo bền vững, nhiều phụ nữ ở Hậu Giang đã tìm mô hình thích hợp để tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới phát triển hình thức tổ chức sản xuất. Chị em ở khu vực nông thôn đã có nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, đạt thu nhập từ 60 đến 100 triệu đồng/năm.
Nhiều năm làm tài xế nhưng bệnh nghề nghiệp buộc anh Cao Nguyễn Đô Lăng (ngụ ấp Hòa Phú 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, An Giang) phải tìm hướng đi mới cho cuộc đời. Gần 3 năm trước, con cà cuống đến với anh Lăng như một cơ duyên để rồi giờ đây cà cuống giúp anh kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt từ con đặc sản, như: nhím, ba ba gai, rùa câm, lợn rừng... nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư để phát triển. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, việc tiêu thụ con đặc sản rất khó khăn, trầy trật, giá rớt thảm, rùa câm đang từ 25-27 triệu đồng/kg rớt xuống còn 5-7 triệu đồng/kg.
Để tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, việc dạy nghề là bước quan trọng giúp bảo đảm được năng suất, chất lượng sản phẩm. Tại Tp.Cần Thơ, chính quyền huyện Thới Lai đã chú trọng đến vai trò của các HTX trong đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo hướng bền vững.
Hotboy nuôi con "siêu đẻ" chỉ ăn bèo, lá cây-đó là cách người dân địa phương gọi 9x Nguyễn Văn Chính và mô hình nuôi ốc nhồi của anh. Đến xã Định Liên (huyện Yên Định, Thanh Hóa) hỏi về anh Nguyễn Văn Chính (SN 1992) không ai không biết đến. Nhắc đến tên anh người dân ở đây thường gọi bằng cái tên thân thiện Chính “ốc nhồi”.
Sẽ có người không tin lá loon có thể góp phần bảo vệ được môi trường, nhưng chuyện ấy là sự thật ở tỉnh Bình Thuận. Lá loon dễ tiêu hủy trong đất, thành phân, làm cho đất màu mỡ hơn. Dùng lá loon hoặc lá chuối để gói hàng, thay vì dùng túi nilon chính là làm cho cuộc sống của chúng ta bớt đi ô nhiễm về túi nhựa.

End of content

Không có tin nào tiếp theo