Tìm kiếm: Liên-minh-châu-ÂU
DNVN - Thị trường nông sản ngày 24/9/2024 chứng kiến sự biến động giá đáng chú ý. Giá cà phê giảm nhẹ 500 đồng/kg, nằm trong khoảng 119.000 - 119.500 đồng/kg. Ngược lại, giá hồ tiêu tăng mạnh từ 1.500 - 2.500 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch quanh mức 151.500 - 153.500 đồng/kg, với giá cao nhất được ghi nhận tại Đắk Lắk là 153.500 đồng/kg.
DNVN - Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế đã trở thành một ưu tiên hàng đầu. Áp dụng công nghệ và cải cách quy trình quản lý thuế là những yếu tố quan trọng nhằm tối ưu hóa doanh thu và bảo đảm sự phát triển bền vững của mô hình này.
Giá nông sản ngày 21/9/2024, cà phê đồng loạt giảm mạnh 1.500 đồng/kg, trong khoảng 121.700 - 122.100 đồng/kg. Hồ tiêu tăng, giảm trái chiều từ 500 - 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và giao dịch quanh mốc 148.000 -152.000 đồng/kg.
Giá nông sản ngày 20/9/2024, cà phê tăng 100 - 200 đồng/kg nằm trong khoảng 123.200 - 123.600 đồng/kg. Hồ tiêu tăng từ 500 - 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và giao dịch quanh mốc 148.500 - 151.000 đồng/kg.
DNVN - Ngày 19/9 tại TP Đà Nẵng, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) đã chính thức phát động cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng”.
DNVN - Để thực hiện quy định về kích thước tối thiểu khi đánh bắt cá ngừ vằn theo Nghị định 37, ngư dân sẽ phải đầu tư lớn để thay đổi ngư cụ mới có kích thước mắt lưới mới, phù hợp. Tuy nhiên, kể cả có thay đổi kích thước mắt lưới thì việc sàng lọc cá cũng rất khó thực hiện được.
Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP3) đã được triển khai. Đây là một phần không thể thiếu trong Chiến lược phát triển bền vững quốc gia, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
DNVN - VASEP cho rằng, việc Việt Nam đưa ra quy định về kích cỡ cá ngừ sẽ khiến cho nguồn cung nguyên liệu trong nước khan hiếm, doanh nghiệp không có đủ nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu chế biến, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị mất thị trường.
Thuế quan đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và Trung Quốc đang trên đà xây dựng các nhà máy tại chính những quốc gia châu Âu.
EU đã nhập khẩu nhiều khí đốt từ Nga hơn Mỹ, đánh dấu lần đầu tiên trong gần hai năm tình trạng này xảy ra. Điều này phản ánh sự phức tạp trong cân bằng giữa nhu cầu năng lượng và cam kết chính trị của EU giữa cuộc xung đột ở Ukraine.
Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu, đặt ra nhiều cơ hội cũng như hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp nước ta.
Nếu như bước vào năm 2024, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều có chung một nhận định rằng sức mạnh kinh tế của châu Âu đang giảm dần so với Mỹ, thì hiện nay, khoảng cách này đã phần nào được thu hẹp.
DNVN - Kết quả khảo sát của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thành khác còn rất mơ hồ về các quy định mới của EU như Đạo luật Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và quy định nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR).
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ, bắt đầu từ cuối năm ngoái, đã tạo ra một làn sóng thay đổi trong ngành vận tải hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là đối với các tuyến đường sắt chạy qua Nga. Điều này không chỉ phản ánh nhu cầu cao về các giải pháp vận tải thay thế mà còn mang lại lợi ích kinh tế quan trọng cho Moskva.
Các quốc gia thuộc khối liên minh Châu Âu đang tăng tần suất kiểm soát chất lượng nhiều mặt hàng như: thanh long, ớt, đậu bắp, sầu riêng từ Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo