Tìm kiếm: Làm-giả-con-dấu

Trước những ý kiến trái chiều sau khi Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh kết thúc xét xử sơ thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã yêu cầu xét xử công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để sót người, lọt tội, nhưng cũng không làm oan người vô tội.
Cũng chính vì biết được nhu cầu xây dựng, đô thị hóa ở vùng ven TPHCM tăng chóng mặt, trong đó không ít trường hợp muốn xây dựng, nhưng bị vướng quy hoạch, vướng điều kiện về đất ở đô thị, cùng nhiều “vướng” khác mà nhiều người không đủ các điều kiện để xin giấy phép xây dựng, do vậy mà “trùm lừa” là một giám đốc công ty đã thực hiện hàng loạt giấy tờ giả mạo để chiếm đoạt tài sản của người dân.
Ngày 27/1, Tòa án Nhân dân Tp.HCM đã tuyên phạt Huyền Như mức án chung thân, đồng thời tuyên buộc các bị cáo trong vụ án phải trả lại số tiền đã chiếm đoạt bất chính, trong đó Huỳnh Thị Huyền Như phải trả gần 4.000 tỷ đồng đã chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân.
Những ngày qua, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như gây xôn xao dư luận. Tại sao chỉ bằng những chiêu trò cũ rích, trong thời gian ngắn, người đàn bà ít tuổi này có thể dễ dàng chiếm đoạt khối tiền lớn lên tới 4.000 tỷ đồng? Không chỉ vậy, qua diễn biến phiên tòa, cho thấy vụ án vẫn còn nhiều "lấn cấn".
Cả ngày 9/1/2014, Hội đồng xét xử dành toàn bộ thời gian cho phần thẩm vấn của đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư. Tuy nhiên, diễn biến phiên tòa trở nên khác thường, bởi sau khi Hội đồng xét xử mời đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trước tòa theo ủy quyền của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phần thẩm vấn, nhưng hai vị đại diện Viện Kiểm sát đã từ chối không tham gia hỏi bất cứ câu hỏi nào, ngay cả đối với các bị cáo!
Luật sư Nguyễn Am, Ủy viên Hội đồng Luật sư Việt Nam cho biết: Chiếu theo Điều 35 của Bộ luật hình sự năm 1999 thì người cầm đầu vụ lừa đảo gần 5.000 tỷ đồng Huỳnh Thị Huyền Như sẽ nằm ngoài diện bị áp dụng hình phạt tử hình.

End of content

Không có tin nào tiếp theo