Tìm kiếm: Người-nuôi-cá

Với lợi thế là xã nằm dọc bên bờ sông Lô, điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề nuôi cá đặc sản trong lồng và chăn nuôi thủy sản trên sông, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc một cô gái khởi nghiệp với nghề làm khô cá tra đã tạo thêm một sản phẩm mới và công việc, thu nhập mới cho tỉnh Đồng Tháp. Quá trình khởi nghiệp của chị đã được Ngân hàng CSXH hỗ trợ vay vốn. Mô hình làm khô cá tra của chị Phan Thị Thúy Lan được đánh giá là làm giàu khác người.
Giá cá tra tuy giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao đảm bảo cho người nuôi có lãi. Hiệp hội Cá tra Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp cần tập trung vào 2 khâu chính là con giống và mở rộng thị trường xuất khẩu. Cụ thể, ngành cá tra tiếp tục cơ cấu lại sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Dịp Tết Nguyên đán, các loại cá, đặc biệt là các loại cá đặc sản thường được người dân ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhiều hộ dân sinh sống quanh các đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thả nuôi các loài cá đặc sản như cá mú, cá vẩu và xuất bán cá với giá 300.000 đồng/ký.
Khô cá sấu - cái tên khiến không ít người e ngại. Thế nhưng, gần 2 năm nay, việc chế biến khô cá sấu là nguồn thu nhập chính của vợ chồng anh Phạm Chí Thiện (sinh năm 1992, ngụ ấp Tân Đông, xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Khô cá sấu trở thành một trong những đặc sản của An Giang, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

End of content

Không có tin nào tiếp theo