Tìm kiếm: Nguyễn-Trần-Nam

Tại Hà Nội, ngoài 3 dự án đã được chấp thuận chuyển đổi sang nhà ở xã hội, còn 15 dự án đang xét duyệt hồ sơ. Cùng với đó là hiện tượng rầm rộ đăng ký thuê mua và mua nhà ở xã hội. Điều này đặt ra một vấn đề, liệu chính sách đã bắt kịp thị trường?
Sẽ có khoảng 30 - 40% dự án bất động sản tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh sẽ bị thu hồi hoặc tạm dừng triển khai. Đây là ý kiến từ phía Bộ Xây dựng khi đưa ra giải pháp cho việc kiểm soát nguồn cung, điều tiết thị trường bất động sản.
Tiêu chí thu hồi dự án chậm triển khai là những dự án chưa giải phóng xong mặt bằng, những dự án giải phóng 50% mặt bằng. Thậm chí, cả những dự án đã hoàn thành hạ tầng nhưng không phù hợp với quy hoạch và chủ đầu tư không có năng lực tài chính cũng sẽ bị thu hồi.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết Bộ Xây dựng đang thông qua đề cương chi tiết và kế hoạch thực hiện sửa đổi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản. Việc xây dựng, hoàn thiện Luật sửa đổi sẽ theo hướng đổi mới tư duy, quan điểm bám sát thực tế.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng hỗ trợ tài chính cho thị trường bất động sản vì lợi ích chung của nền kinh tế là cần thiết, tuy nhiên quá trình này vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro, trong đó đặc biệt phải dè chừng lạm phát.
Ngày 16/1, tại Hội nghị triển khai kế hoạch 2013 của Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc thừa dự án song thiếu công trình hạ tầng, thiếu sản phẩm phù hợp với người có nhu cầu nhà ở, là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản đóng băng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo