Tìm kiếm: Ngân-hàng-Phát-triển-châu-Á

2013 là năm mà nền kinh tế Việt Nam nhận được khá nhiều lời góp ý thẳng thắn từ các tổ chức quốc tế. Có những lời khích lệ, có những góp ý thẳng thắn. Sự thật mất lòng, nhưng thuốc đắng giã tật... vấn đề là việc tiếp thu có chọn lọc thế nào.
Ngày 12/12, tại Lào, Các nước thành viên của Tiểu vùng Mê-công mở rộng (GMS) đã nhất trí xây dựng một danh mục các dự án có tiềm năng với tổng vốn đầu tư 50 tỷ đô-la Mỹ trong một hiệp định Khuôn khổ Đầu tư Khu vực (RIF) mới, bao gồm cả các khoản đầu tư vào những lĩnh vực phi truyền thống như đường sắt và các dự án đa lĩnh vực trong vòng một thập kỷ tới.
“Bên cạnh việc tiếp tục kiên trì đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, Việt Nam vẫn kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát”, thông điệp được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Diễn đàn Quan hệ đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) 2013 diễn ra ngày 5/12.
Myanmar đang có một sức hút không thể phủ nhận đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khi mà giới đầu tư tin rằng, nền kinh tế bấy lâu nay trì trệ này sẽ trở thành “con hổ” tiếp theo ở châu Á, tờ Wall Street Journal đưa ra đánh giá trong một bài viết về những bài học mà Myanmar có thể rút ra từ Việt Nam trong quá trình mở cửa nền kinh tế.

End of content

Không có tin nào tiếp theo