Tìm kiếm: Nuôi-tôm

Từ bãi cát hoang hóa, lơ thơ ngọn cỏ, cây bụi còi cọc ven biển tại xã Xuân Phổ (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), anh Hồ Quang Dũng, Giám đốc HTX Nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu Xuân Thành đã phát triển mô hình nuôi tôm trên cát theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo sinh kế và thu nhập cao cho người dân.
Sau 2 tháng đầu năm xuất khẩu gặp khó ở thị trường Trung Quốc, sang tháng 3, xuất khẩu thủy sản sang EU lại điêu đứng vì dịch bệnh Covid-19. Đến thời điểm này đã có 35-50% đơn hàng xuất khẩu tôm và cá tra đi Mỹ và EU bị tạm hoãn giao hàng hoặc hủy đơn hàng.
Vẫn đang có những kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ tôm trên thế giới sẽ cao hơn sau đợt dịch Covid-19. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cần xây dựng những phương án, từ việc tận dụng cơ hội cho đến thâm nhập sâu thị trường.
DNVN - Sản lượng nuôi tôm nguyên liệu tại Cà Mau liên tục phát triển đã giúp ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng khá (năm 2019 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,09% so với 2018), nhiều dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, đứng trước tình hình dịch Covid-19 đã khiến ngành tôm Cà Mau gặp không ít khó khăn.
Ở dọc ven biển Nam Trung Bộ, nghề nuôi tôm và ốc hương từng giúp nông dân làm giàu, nhưng những năm gần đây nuôi tôm sú thường xuyên bị thua lỗ nặng do dịch bệnh. Tại Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nhiều hộ dân đã chuyển đổi những ao nuôi tôm sú, ốc hương sang nuôi hải sâm, nhờ vậy đã thoát khỏi “thế khó”, tìm lại được thu nhập cao.
Luôn tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, nhưng anh Lê Đình Hải, ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) là người đi đầu trong việc cho tôm sú, hàu, cá bống bớp sinh sản thành công tại địa phương. Với mô hình nuôi tôm mới của mình, mỗi năm mang lại nguồn thu trên dưới 1 tỷ đồng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo