Tìm kiếm: Quản-lý-nợ-công

Bàn sâu hơn về một trong hai “hàn thử biểu” phản ánh thần thái “cầm cự” của nền kinh tế, TS. Trịnh Quang Anh cho rằng nợ công sẽ là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận về an ninh tài chính quốc gia trong năm 2014.
"Hiện Việt Nam chủ yếu đi vay mới chứ gần như không nhìn thấy nguồn nào để trả nợ", TS Vũ Đình Ánh cho biết tại buổi Hội thảo Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô 2014 - 2015. Cũng tại đây, TS Trịnh Quang Anh nhận định, tâm điểm của 2014 sẽ phải là câu chuyện nợ công.
Năm 2020 Việt Nam sẽ có hơn 30 triệu người tiêu thụ thuộc tầng lớp trung lưu giàu có. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng đạt khoảng 1.960 USD trong khi đó, theo thông tin từ đồng hồ nợ công, mỗi người Việt đang gánh hơn 18 triệu đồng nợ công.
“Nợ công liệu có đang mất an toàn?” đang được giới chuyên môn cho là câu hỏi rất chính đáng trong bối cảnh bội chi ngân sách nhà nước được chấp nhận nới đến 5,3% GDP và sẽ có 17.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành thêm trong ba năm tới.
Uớc tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước - DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công của Việt Nam có thể lên đến khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP).

End of content

Không có tin nào tiếp theo