Tìm kiếm: Rau-an-toàn
Nhờ áp dụng mô hình trồng rau an toàn đúng kỹ thuật mà anh Nguyễn Việt Hùng (xã Liên Trung, Đan Phượng, Hà Nội) trở nên khấm khá hơn. Hơn thế nữa, rau do anh sản xuất rất được ưa chuộng và luôn trong tình trạng 'cháy' hàng.
Với phương châm "Phát triển kinh tế - Quan tâm cộng đồng xã hội và Bảo vệ môi trường", Công ty Núi Pháo hỗ trợ phát triển cộng đồng và thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua kế hoạch ngân sách hàng năm và các dự án hỗ trợ cộng đồng cụ thể.
Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 7/2019 ước đạt 269 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 7 tháng năm 2019 ước đạt 2,31 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Với hơn mẫu đất trồng rau màu, gia đình chị Đào Thị Thanh Hải (xóm Ao Sen, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) đã tham gia mô hình trồng rau an toàn VietGAP theo hình thức tổ hợp tác.
Đỗ Xuân Đại đã gây dựng mô hình trồng rau quả an toàn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho bản thân và nhiều hộ dân trong vùng.
Để tạo cầu nối tiêu thụ nông sản, các sản phẩm làng nghề cho nông dân, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả. Mới đây, Hội phối hợp với Công ty cổ phần Hội chợ và Xúc tiến thương mại (FPT) triển khai xây dựng Trung tâm giao dịch, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề.
Do có lợi thế về khí hậu và tiên phong áp dụng công nghệ cao, Đà Lạt (Lâm Đồng) đang dẫn đầu cả nước về nông nghiệp công nghệ cao. Sản phẩm rau, hoa của địa phương vốn nổi tiếng, nay lại càng khẳng định giá trị khi nông dân tham gia các mô hình liên kết với doanh nghiệp, chinh phục các thị trường cao cấp, khó tính, nâng cao uy tín thương hiệu.
Chỉ với 500m2 trồng rau mầm, mỗi ngày vợ chồng chị Nguyễn Thúy Hằng, chủ cơ sở sản xuất rau mầm Khải Yến II ở đường Đặng Trần Côn, phường Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài (Bình Phước) đưa ra thị trường khoảng 20-25kg rau mầm các loại, thu lãi 600-700 ngàn đồng/ngày.
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang giúp các “nhà nông” ở Bà Rịa -Vũng Tàu (BRVT) chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất/năm; chất lượng sản phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP…; giá trị sản xuất tính trên diện tích được nâng lên nhiều lần so với sản xuất thông thường.
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Vĩnh Yên lần thứ XX về phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, Hội Nông dân TP.Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã tích cực vận động, hỗ trợ hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sức cạnh tranh của nông sản.
Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng, rồi làm việc cho Công ty Sông Đà với lương tháng cả chục triệu đồng. Đùng một cái, anh Lê Văn Tiên, 33 tuổi, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) bỏ việc về quê thuê đất trồng rau sạch và đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
Anh Vàng Vạn Hiếu, sinh năm 1997, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) trồng 500m2 cây dược liệu ngũ gia bì. Trong khi chờ phần rễ đủ thời gian thu hoạch bán làm thuốc, gia đình anh Hiếu đã hái những ngọn non cây ngũ gia bì bán làm rau ăn lẩu, rau xào và hái đến đâu bán hết đến đó bởi loài rau thuốc này đang được nhiều người rất ưa chuộng.
Không muốn xa gia đình, vợ con, anh Nguyễn Văn Vương ở thôn 2 An Lạc, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo (Tp. Hải Phòng) đã về quê cùng vợ làm giàu từ trồng rau an toàn, nuôi dế, nuôi chim bồ câu Pháp, nuôi tắc kè...bước đầu cho thu nhập từ 400 -450 triệu đồng/ năm. Nhiều người gọi trang trại của anh Vương là trang trại nuôi thập cẩm con đặc sản.
DNVN – Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã khảo sát, tìm hiểu thế mạnh tương đồng, phù hợp, từ đó có kế hoạch liên kết, hợp tác cùng phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ...
Dù lợi nhuận mang lại không cao nhưng hiệu quả đạt được từ cây dưa chuột đã mang lại cho gia đình ông Bùi Văn Định, xóm Mớ Đồi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Ông Định trồng hơn nửa ha dưa chuột, hơn 30 ngày sau có trái, hái đến đâu thương lái đến mua hết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo