Tìm kiếm: Sản-phẩm-quốc-gia

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về định hướng nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2021-2025. Theo đó, để Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh và bền vững, không có cách nào khác là phải có những đột phá mới để khoa học và công nghệ trở thành sức mạnh, động lực thực sự.
Việc vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang là sản phẩm đầu tiên chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác. Từ đây cũng cho thấy vai trò của sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh, xuất khẩu.
DNVN - Với mục tiêu đến 2025, một số chỉ tiêu về khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo sẽ đứng đầu cả nước và trong nhóm đầu Đông Nam Á, TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược phục vụ đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
DNVN - Khẩn trương xây dựng các đề án phát triển 3 ngành chế biến nông sản, tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Tập trung, ưu tiên đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn là những nội dung chính được nêu trong Chỉ thị số 25/CT-TTg mà Chính phủ vừa ban hành.
DNVN - Tại Hội nghị “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp - Hội nhập, hiệu quả, bền vững” diễn ra sáng 23/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã gợi mở một loạt giải pháp nhằm giải quyết căn cơ các vấn đề lớn nhằm hỗ trợ hiệu quả cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới.
Liệu có nên ghi hàng Việt là “Made in VN” cho thông dụng như hàng Mỹ “Made in USA”? Và liệu mô hình thương hiệu chứng nhận sẽ hỗ trợ cho thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu? Hàng Việt đang đứng trước nhiều “thế cờ mới” để phát triển thương hiệu tốt hơn.

End of content

Không có tin nào tiếp theo