Tìm kiếm: Sốt-giá
Thị trường tiền lẻ phục vụ lễ chùa, lì xì Tết ở Hà Nội đang nóng dần, khi các nhà buôn chuyên nghiệp theo nhau hét giá cao, chi phí đổi lên tới 50-70%.
Không để thiếu hàng; hạn chế tối đa tai nạn; thực hiện kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; chống buôn lậu, gian lận thương mại; ... là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại công điện triển khai công tác phục vụ Tết Nguyên đán ban hành hôm(3/1).
Hai đề án xử lý nợ xấu và thành lập công ty quản lý tài sản đều đã được Chính phủ giao các cơ quan hữu quan hoàn thiện. Song, yêu cầu làm rõ phạm vi xử lý nợ, nêu rõ và phân tích các phương án có tính khả thi.
“Dựa hơi” dịp lễ Tết Dương lịch, cộng với thời tiết mưa rét kéo dài liên tục, nhiều tiểu thương tận dụng đẩy tăng giá, nhưng trước sức mua lớn của người tiêu dùng, thị trường vẫn bán chạy với những mặt hàng thiết yếu hằng ngày.
Thời điểm này mọi năm thường là cao điểm tiêu thụ, mua sắm của người dân, thế nhưng năm nay, tình trạng ế ẩm đang xảy ra khắp nơi dù các siêu thị, doanh nghiệp đã tìm đủ cách kích cầu.
Tìm giá thực cho bất động sản là tháo gỡ nút thắt cho thị trường khi lượng tồn đọng quá lớn đang gây khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản.
Đến nay, đất dự án đã giảm giá mạnh, tuy nhiên, hầu hết vẫn ở mức cao hơn hàng chục lần so với giá gốc. Điều này cho thấy đầu tư đất dự án không lỗ như nhiều người đang nghĩ.
Tại hội nghị giao ban trực tuyến Bộ Công thương sáng nay, ông Phạm Văn Bảy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, tình hình xuất khẩu và dự trữ gạo chuẩn bị cho dịp tết không thể xảy ra trường hợp sốt giá như thời điểm năm 2008.
Sau khi Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 26/7/2011, giá đất khu vực phía Tây tăng chóng mặt. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đa số các dự án rơi vào tình trạng ế ẩm. Giá giảm sâu, thậm chí cắt lỗ vẫn không có khách mua. Trong khi đó, đất thổ cư lại le lói điểm sáng.
Vì đâu nhà đầu tư lại tháo cháy hàng loạt khỏi những dự án nằm dọc tuyến đại lộ đẹp nhất Hà Nội, một thời là điểm sáng của bất động sản Thủ đô?
Tại các đô thị lớn của Việt Nam, giá nhà ở thường tăng gấp 3-4 lần so với tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Bởi vậy, đại đa số người dân vẫn rất khó có đủ nguồn tài chính để thực hiện nhu cầu mua nhà, ngay cả trong thời điểm thị trường bất động sản tuột dốc.
Dù có nhiều yếu tố tích cực, nhưng thị trường bất động sản khu vực phía Bắc Hà Nội vẫn chưa lại sức sau cơn sốt ảo năm 2011.
Với quy định quản lý giá thuốc hiện hành, lãnh đạo Cục Quản lý Dược Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp đang lợi dụng kẽ hở để “lách” luật...
Cách đây một năm các xã thuộc Đông Anh được xem là điểm nóng của việc tăng “nóng” giá đất ở. Một số thông tin liên quan đến quy hoạch, cũng như kế hoạch xây dựng giao thông hạ tầng của khu vực này, cùng với đó là sự làm giá của giới đầu cơ đã đẩy giá đất của khu vực lên đến vài chục triệu đồng/m2. Thậm chí có nơi lên đến 40-50 triệu đồng/m2 vào đầu năm 2011.
TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, có thể thị trường bất động sản còn khó khăn vài năm nữa, nhưng xu hướng chung hiện nay là “nghỉ ngơi” và chuẩn bị cho một làn sóng tăng trưởng mới. Tuy nhiên, đừng nuôi hy vọng rẻ như cơm tấm để mua gom.
End of content
Không có tin nào tiếp theo