Tìm kiếm: Tích-nước

Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần.
Trong khi các vấn đề ở các đập thuỷ điện khác ở tỉnh Quảng Nam thuộc về quy trình quản lý và vận hành, công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 đang trở thành một trong các sự cố bất ổn điển hình nhất về kết cấu xây dựng trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
Tình trạng người dân và cả doanh nghiệp đua nhau lấn chiếm sông, rạch ở TP.Hồ Chí Minh để làm nhà, kinh doanh bất động sản... đang gây nhiều hệ lụy, nhưng không được xử lý nghiêm minh.
Nếu như công bố của tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê gây “sốc” hội đồng các nhà khoa học Việt Nam về phương pháp tạo điện từ nước lã thì ý tưởng xe chạy từ Hải Phòng lên Hà Nội chỉ bằng 1 lít nước của vị kỹ sư già Vũ Hồng Khánh ở Hải Phòng cũng gây ngạc nhiên không kém.
Đập Sông Tranh 2 bị rò rỉ (chính xác hơn là bị nứt) do đâu? Nếu là do các khe nhiệt thì nó đã phải xảy ra ít ngày sau khi tích nước, bởi áp lực nước từ hồ vào thành đập không nhỏ mà chiều dày đập lại không quá dăm chục mét. Một nguyên nhân khác chúng tôi muốn lưu ý trong vụ việc này: động đất. Nếu động đất xảy ra ở khu vực này mạnh như cuối tháng 11.2011 thì đập Sông Tranh 2 sẽ khó đứng vững.
Ngay cả trong tình huống khả quan nhất là rò nước ở mái hạ lưu do khe nhiệt như nhận định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TS Phạm Kim Sơn, Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng, Đại học Queensland (Úc), đề nghị phải khẩn trương cho rút mực nước nhanh hơn nữa ở thượng lưu và sẽ phải sửa chữa cực kỳ công phu chứ không đơn giản như kế hoạch của EVN.
Trước sự cố rò nước ở thân đập thủy điện Sông Tranh 2, TS Lê Huy Minh, Viện phó Viện Vật lý Địa cầu, nói với PV Tiền Phong rằng, thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng trên một khu vực tồn tại các đứt gãy đang hoạt động, có thể gây ra động đất 5,5 độ Richter.

End of content

Không có tin nào tiếp theo