Tìm kiếm: Thổ-cẩm

Sơn La là tỉnh miền núi, điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Để xóa đói, giảm nghèo, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, 4 năm trở lại đây, tỉnh Sơn La chú trọng phát triển các mô hình HTX kiểu mới. Hiện toàn tỉnh có hơn 430 HTX. Các HTX nông nghiệp dần trở thành địa chỉ tin cậy của nông dân trong mở rộng những mặt hàng nông sản mới.
Dù mới đi vào thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được 1 năm, nhưng đến nay, Điện Biên đã và đang có những bước đi đúng hướng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Với mục tiêu khai thác các nguồn lực và phát huy thế mạnh sẵn có của mỗi địa phương, huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã (HTX) nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn của huyện.
Chị Y Hlạng, Người có uy tín của làng Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là người tiên phong đưa cây sâm dây về trồng tại vườn nhà. Đồng thời, chị vận động người dân cùng tham gia trồng loài cây có giá trị kinh tế cao này. Nhờ đó đã giúp dân làng Pu Tá tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo.
Hơn 20 năm trước, bà M'Lop (dân tộc Ba Na ở xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) đã lên ý tưởng khởi nghiệp, khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào mình. Với tâm huyết của bà, năm 2006, HTX Nông nghiệp và dệt thổ cẩm xã Glar ra đời, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc bao đời của các hộ gia đình đồng bào Ba Na.
Giới truyền thông trong nước và quốc tế đã xôn xao khi cô bé Viviene – con gái của cặp đôi quyền lực Hollywood Jolie – Pitt diện một chiếc áo thổ cẩm cực đẹp mang hơi hướng hoa văn thổ cẩm của phụ nữ miền Bắc Việt Nam, vốn là quê hương của anh trai cô bé – Pax Thiên.

End of content

Không có tin nào tiếp theo