Tìm kiếm: Trồng-lúa
Vài năm trở lại đây, trồng khoai lấy ngó trở thành nghề mới, cho thu nhập cao tại xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện (Hải Dương).
Mô hình trồng bồn bồn hiệu quả, thu nhập gấp mấy lần trồng chuối, giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn khá giả.
Trong khi nhiều hộ dân xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã mạnh dạn chuyển đổi sang nhiều mô hình cây ăn trái như: bưởi, xoài, mãng cầu Xiêm, ổi lê...Riêng gia đình bà Ngô Thị Hai (66 tuổi), ngụ ấp Tân Hòa lại có cách làm giàu khác người-đó là chọn trồng cây cà na Thái. Vườn cà na Thái của bà Hai giờ được bán cả trái, bán cả cây giống.
Xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) được mệnh danh là 'thủ phủ' hạt dổi của tỉnh Hòa Bình. Những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường ẩm thực trong nước ngày càng phong phú, hạt dổi trở thành gia vị đặc sản không thể thiếu trên thị trường.
Tận dụng vùng đất cát gần nhà, anh Nguyễn Hữu Hà, thôn An Định, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) đã xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập cao. Với diện tích trang trại 4 ha, anh đã đầu tư nuôi cá, ếch, vịt và phát triển thêm ngành dịch vụ, thu lãi mỗi năm trên 600 triệu đồng.
Từng là vùng quê nghèo đói, nhưng hơn chục năm trở lại đây, nhờ chăn nuôi bò sữa theo hướng liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm mà người nông dân xã Vĩnh Thịnh có cơ hội đổi đời, trở thành tỷ phú.
Mỗi năm làm chỉ 1 vụ nhưng rau muống lấy hạt ở xã Hiệp Thương, huyện Phú Tân (An Giang) cho thu nhập khá cao, thu hút số hộ tham gia ngày càng đông. Nhờ sản xuất ít 'đụng hàng', năm nay bà con phấn khởi vì tiếp tục được mùa, được giá.
Từ một địa phương nghèo, nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang canh tác các vườn cây ăn quả có múi, xã Đồng Thanh (Hưng Yên) trở thành đất tỷ phú.
Từ khi HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú Khang (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk) ra đời, một số nông dân trong vùng cũng mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm và liên kết bán kén cho HTX, dần hình thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ chặt chẽ trong nghề trồng dâu nuôi tằm ở Ea Kiết.
Từ khi cha mất, gia đình anh Từ Ngọc Ngà (xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) gặp nhiều khó khăn, ruộng đất không ai canh tác. Năm 2008, anh Ngà - cán bộ nông nghiệp xã Ngọc Biên, xin nghỉ về nhà phụ giúp gia đình. Do đã có kinh nghiệm trong sản xuất thực tế, anh quyết định chọn con đường HTX để lập nghiệp.
10 năm sau khi bỏ cả cây vàng để khởi nghiệp với cây ăn quả, ông Hoàng Văn Chất (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã có vườn cây ăn trái xanh mát, cho nhiều quả ngọt với doanh thu hàng tỷ đồng/năm.
Từ bỏ công việc kế toán ổn định cho một doanh nghiệp lâu năm, chị Hoàng Thị Thức (thôn Đồng Sương, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã đi theo tiếng gọi của rau, củ, quả. Trong suy nghĩ của chị, đó là một quyết định đúng đắn và bằng chứng là sự phát triển của HTX Nông sản hữu cơ Đồng Sương do chị làm Giám đốc.
HTX Tân Thành (phường Tân Thành, quận Dương Kinh, Tp.Hải Phòng) được biết đến là 'cánh chim đầu đàn' trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. HTX đang hoạt động với các khâu dịch vụ chính: Cung cấp con giống thủy sản các loại; cung cấp vật tư, thiết bị trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản; tư vấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp thủy sản.
Những năm gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) phát triển khá mạnh, diện tích không ngừng được mở rộng. Đây là mô hình lạ mà hay, cách nuôi đơn giản, người dân chỉ đầu tư con giống ban đầu, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả rất khả quan.
Cách đây 3 năm ít ai có thể tin chàng trai người Dao Dường Cắm Hếnh lại có thể thành công với mô hình nuôi cá tầm-loài cá mõm nhọn vốn được ví là 'cá quý tộc'. Nhưng hiện tại, Cắm Hếnh đã chứng minh, với sự mạnh dạn có tính toán, 'điếc không sợ sấm', mô hình nuôi cá tầm của anh đang có doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo