Tìm kiếm: VCB
Trước thời điểm công bố cập nhật danh sách xếp hạng định kỳ những người giàu nhất thế giới năm 2019 vào tháng 3 tới, tạp chí Forbes đã “rục rịch” chuẩn bị thông tin liên quan tới 2 doanh nhân người Việt khởi nghiệp thành công tại Đông Âu là ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh.
Bỏ ra tới 5 tỷ USD để thâu tóm Sabeco, nhưng lợi nhuận hãng bia này sau khi về tay “ông chủ Thái” lại sụt giảm mạnh. Người Thái còn “chơi sang” chi bộn tiền cho quảng cáo, bao gồm việc gắn logo trên áo đấu Leicester City ở Ngoại hạng Anh. Nếu lợi nhuận chưa phải là đích, vậy ban lãnh đạo mới của Sabeco đang “nhắm” đến điều gì.
Mức giá cổ phiếu VIC của Vingroup hiện đã đạt đỉnh lịch sử, không những giúp nhiều nhà đầu tư “trúng đậm” thời gian qua mà còn đưa ông Phạm Nhật Vượng thăng hạng “chóng mặt” trong bảng xếp hạng những tỷ phú USD giàu nhất thế giới.
Trong số những mã cổ phiếu không hề diễn ra giao dịch nào sáng nay (15/2) có SDA của Công ty CP Simco Sông Đà, PTL của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland) và PFL của Công ty CP Dầu khí Đông Đô. Đây đều là những công ty bất động sản thua lỗ năm 2018 bất chấp lĩnh vực này nổi lên là ngành “hốt bạc” thời gian qua.
Với việc phát hành cổ phiếu cho đối tác ngoại ở mức giá “khủng” 128.500 đồng/cổ phiếu, nâng vốn điều lệ Trường Hải lên gần 17.000 tỷ đồng, tài sản gia đình ông Trần Bá Dương cũng được định giá lại với quy mô lên tới 6,7 tỷ USD.
Diễn biến này của giá cổ phiếu VIC đã giúp ông Phạm Nhật Vượng vượt qua nhiều nhân vật lãnh đạo doanh nghiệp lớn trên thế giới về giá trị tài sản như tỷ phú Donald Trump (3,1 tỷ USD); ông chủ Hyundai Chung Mong-koo (4,3 tỷ USD); Thái tử Samsung Jay Y.Lee (7,1 tỷ USD).
Phiên giao dịch ngày vía Thần Tài (14/2/2019), tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục củng cố vị trí độc tôn, trong khi tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lùi thêm một bậc trên bảng xếp hạng các tỷ phú chứng khoán. Chủ tịch Masan Group ngồi vào vị trí này .
Năm Kỷ Hợi 2019 là “năm tuổi” của bà chủ Tân Tạo (bà Đặng Thị Hoàng Yến sinh năm Kỷ Hợi 1959). Tập đoàn này vừa khép lại năm 2018 với kết quả thua lỗ hơn 20 tỷ đồng trong quý IV và thất bại trong việc thực hiện kế hoạch năm mà đại hội đồng cổ đông giao phó.
Thị trường giao dịch tích cực ngay sau khi mở cửa phiên đầu năm mới.
Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên có một số tiêu chí như quy mô thị trường, tỷ lệ free-float và cơ chế quản trị doanh nghiệp khiến khối ngoại vẫn “chần chừ” rót vốn.
Gây “sốc” với con số thưởng Tết Kỷ Hợi 2019 cho nhân viên tới 900 triệu đồng, “đại gia nhựa” An Phát vừa báo doanh thu tăng gấp gần gấp đôi trong năm vừa rồi lên hơn 8.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu không theo kịp tăng chi phí dẫn tới mức lãi thu về của công ty này trong năm 2018 sụt khá mạnh.
Sau khi được đại gia Mai Hữu Tín bắt tay giải cứu, “vua gỗ” Trường Thành vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, ghi nhận lỗ luỹ kế tới 2.060 tỷ đồng vào cuối năm 2018 và đứng trước nguy cơ bị huỷ niêm yết. Tập đoàn này đã chấp nhận phương án sáp nhập với Sứ Thiên Thanh của bầu Thắng.
Những tháng cuối năm bị giảm lãi mạnh do ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long vẫn báo lãi cao nhất lịch sử trong cả năm 2018. Bất ngờ hơn là kết quả về thị phần thịt bò Úc. Dẫu vậy, điều này chưa đảo ngược được xu hướng giảm của cổ phiếu HPG trong tháng đầu năm 2019.
Sau khi thâu tóm Sabeco, tỷ phú Thái lập tức gặp khó trong bối cảnh giá nguyên liệu và thuế tiêu thụ đặc biệt gia tăng. Lợi nhuận “ông lớn” bia Việt đã xuống đáy 12 quý trong 3 tháng cuối năm 2018, cổ phiếu liên tục mất giá trong gần 1 tháng nay.
Trong 3 ngày vừa qua, giá trị tài sản trên sàn của bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet đã tăng thêm 1.263,8 tỷ đồng. Thống kê của Forbes cho thấy, bà Thảo vẫn đang xếp trong danh sách 1.000 tỷ phú giàu nhất thế giới, giá trị tài sản ròng đạt 2,4 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo