Tìm kiếm: VietGap
Sản xuất mướp đắng theo hướng thực hành tốt trong nông nghiệp (VietGap) ở tỉnh Thừa Thiên - Huế là mô hình kinh tế mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần so với trồng lúa.
Một lần tình cờ, bà Đàm Thị Cậy (xã Eaknốp, huyện Ekar, Đắk Lắk) bắt được con thỏ trắng bị lạc, mang về nuôi, sau đó bà lập trang trại nuôi thỏ, giờ đây, mỗi năm thu cả trăm triệu đồng.
Nhận thấy loài ong ruồi rất thích nghi với vùng đất mình đang ở, anh Võ Xuân Khánh, Bí thư Chi đoàn ấp Rau Dừa C, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau mày mò và học được cách nuôi ong trong thùng xốp để lấy mật.
Với mong muốn thay đổi thói quen sử dụng các loại ống hút nhựa vừa ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng vừa gây hại đến môi trường, một nhóm bạn ở Long An đã sản xuất ra loại ống hút làm từ cỏ bàng tự nhiên.
Vợ chồng ông Đỗ Xuân Sơn ở đội 4, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, đã gần 60 tuổi, nhưng vẫn thu đều 40 triệu đồng mỗi tháng, nhờ chăn nuôi ngan Pháp.
Ngày 17/4, tại Quảng Ngãi, Bộ Công Thương phối hợp UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị “Kết nối tiêu thụ dưa hấu và một số nông sản có thế mạnh tại Quảng Ngãi” với sự tham dự của Sở Công Thương các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Lào Cai và hơn 50 nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại Trung Quốc.
Theo Bộ NN&PTNT, thời tiết từ tháng 3 tới tháng 5 năm nay được dự báo thuận lợi cho vải, nhãn nở hoa, đậu quả và phát triển. Hiện tỉ lệ cây ra hoa, đậu quả đạt trên 90%. Các trà vải sớm đang trong giai đoạn quả non - vào cùi, trà vải chính vụ trong giai đoạn quả non, nhãn đang trong giai đoạn nở hoa, đậu quả non, hứa hẹn được mùa vải, nhãn.
(DNVN) - Võ Nhai là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có diện tích đất lâm nghiệp hơn 66.000ha (78% tổng diện tích đất toàn huyện). Những năm qua, thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Võ Nhai đã đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng, đạt được nhiều kết quả khả quan trong xóa đói giảm nghèo.
Bạt ngàn trái, trái nào cũng to, dài và căng tròn là những hình ảnh đầu tiên bắt gặp ở trang trại rộng hàng ngàn mét vuông trồng dưa chuột VietGAP (xã Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An) của chàng nông dân 9X Lê Cảnh Hiếu. Bước đầu, mỗi tháng Hiếu “đút túi” 10 – 15 triệu đồng nhờ mô hình trồng dưa chuột lưới công nghệ cao này.
Không cần đầu tư quá nhiều, chỉ cần sử dụng ống nứa hay còn gọi là trúm để nhử lươn, không chỉ người lớn mà lũ trẻ con ở nông thôn cũng có thể kiếm được từ 200 -300 nghìn đồng tiền mỗi ngày.
Theo đánh giá của các chuyên gia, xuất khẩu chè của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng cũng như lợi thế trong xu hướng hội nhập hiện nay...
Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo địa phương, DN để hướng dẫn bà con nông dân thực hiện đầy đủ giải pháp về giống, quy trình, kỹ thuật canh tác đồng thời cũng xây dựng chuỗi giá trị làm sao để nông sản Việt Nam nói chung và trái cây Việt Nam nói riêng đáp ứng mục tiêu xuất khẩu ngày càng cao.
Thời gian qua, TP.HCM đã chú trọng tới việc nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tập thể trong tình hình mới.
Trong khi nhiều miền quê đốt rơm rạ, người dân xã Bình Trị (Quảng Nam) đi thu mua về làm nấm, mỗi tháng một hộ thu lãi 15 triệu đồng.
Vườn cam canh 50 ha của ông Lâm Thành Thương (Bình Dương) có thể cho trái đến 60 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo