Tìm kiếm: Vốn-Đầu-Tư-Nước-Ngoài
Quy mô nền kinh tế Việt Nam không lớn; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực hạn chế;... là những yếu tố khiến cho năng suất lao động của Việt Nam còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực ASEAN.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa tháng 7/2019 ước tính xuất siêu 200 triệu USD. Tính chung 7 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 1,8 tỷ USD.
Những dấu cộng (+) tiếp tục xuất hiện trước các số liệu thống kê về tình hình kinh tế 7 tháng đầu năm và điều đó cho thấy, xu hướng tích cực của nền kinh tế vẫn đang tiếp tục.
Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn nếu so với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.
DNVN - "Lãnh đạo tỉnh và chính quyền các cấp sẽ đồng hành và luôn xác định khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của chính mình cùng nhau tháo gỡ vướng mắt tạo mọi điều kiện cho nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi...", ông Phạm Văn Rạnh, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Long An trình bày.
Nửa đầu năm 2019, Tổng cục Thuế quản lý thu ước đạt gần 598.000 tỷ đồng, bằng 51,2% so với dự toán pháp lệnh, tăng 12,5% so với cùng kỳ.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như CPTPP, EVFTA… đã được ký kết, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là dòng vốn đầu tư có chất lượng.
Theo số liệu từ Sách trắng doanh nghiệp 2019, tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện ở mức rất cao, các chỉ tiêu khác như vốn đầu tư hay tăng trưởng kinh tế tư nhân cũng rất ấn tượng.
DNVN - Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước trong 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận sự vươn lên mạnh mẽ và tiếp tục có tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung. Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng của khối trong nước không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 245,48 tỷ USD, mức cao nhất của 6 tháng từ trước đến nay, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 122,72 tỷ USD.
Với việc Việt Nam hội nhập sâu rộng, nhất là các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA), nông nghiệp đã vươn lên với sự thay đổi vượt bậc trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp và nông dân, từng bước tạo tiền đề quan trọng trong liên kết chuỗi, hướng đến phát triển bền vững.
Trong 5 tháng, 19 mặt hàng đã đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 19,9 tỷ USD, chiếm 19,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
Phát triển nhanh và bền vững là chủ đề của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2019 diễn ra vào sáng ngày 26/6.
Việt Nam đang được xem là trung tâm chính sách "Làn gió phương Nam mới" của Hàn Quốc.
"Để trở nên nổi bật, theo tôi Việt Nam cần tăng cường sự minh bạch. Chúng tôi đã nghe được nhiều phản ánh, không chỉ từ các công ty của Thuỵ Điển mà từ cả các quốc gia khác trên thế giới, rằng hệ thống thuế và hải quan của Việt Nam chưa đủ minh bạch và họ gặp khó khăn khi thực thi", ông Johan Alvin chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo