Tìm kiếm: Xử-lý--nợ-xấu

Sau hơn một tuần gây sóng gió trên thị trường, sức nóng và phản ứng về Thông tư 36 đã bắt đầu dịu lại. Ngoài những điểm bất cập và “động chạm” đến lợi ích của một bộ phận giới đầu tư tài chính, phải thừa nhận văn bản này ra đời đã lập tức trở thành công cụ hữu nghiệm để lập lại trật tự, phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; giúp minh bạch hóa, giảm sở hữu chéo, lành mạnh hệ thống.
Trước ngày Quốc hội "bấm nút" thông qua việc mở rộng quyền sở hữu nhà ở dành cho người nước ngoài tại VN, đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - PGS-TS Đinh Xuân Thảo cho rằng, đây là lúc “cần thông qua chứ vấn đề này đã được bàn cãi, thí điểm hơn chục năm nay rồi”.
Theo đánh giá của NHNN, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9/2014 khoảng 5,4% và mục tiêu đến năm 2015 sẽ đưa về mức 3%. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, để đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, cần gỡ vướng mắc về mặt cơ chế cho VAMC.
Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã được ban hành và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2/2015, Thông tư này được cho là sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thị trường chính sách tiền tệ. Để thị trường hiểu rõ hơn mục đích ban hành cũng như tác động của Thông tư 36, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Huyền Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước xung quanh vấn đề này.
Chỉ trong vòng 6 năm vay tiền ngân hàng để mua nhà, nhiều khách hàng đã phát hoảng khi tổng tiền lãi phải trả xấp xỉ tiền gốc và gần bằng giá trị căn nhà.

End of content

Không có tin nào tiếp theo