Tìm kiếm: bán-nợ-xấu

Dự thảo nghị định thành lập và tổ chức Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) chưa được Chính phủ thông qua tại phiên họp Chính phủ hôm 29/3 là do “còn nhiều ý kiến nghi ngại về khả năng giải quyết nợ xấu của VAMC”, theo một quan chức của Bộ Tư pháp.
Những thông tin gần đây cho thấy nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngân hàng đã đến hạn; một số có nguy cơ không có khả năng trả nợ, và thực tế tỷ lệ nợ xấu đang gia tăng, kéo theo đó là những hệ lụy mà trước tiên là gây nên tình trạng ách tắc tín dụng.
Nợ xấu ngân hàng là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Xử lý nợ các nhóm này như một món ăn khó nuốt nhưng các ngân hàng vẫn phải đối mặt.
Xung quanh việc ra đời của Công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC) với mục đích xử lý nợ xấu; chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính (người thành lập Ngân hàng First Vietnamese-American Bank ngân hàng người Việt đầu tiên tại Mỹ)
Một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản Việt Nam gặp khó như hiện nay là do nguồn cung quá lớn, vượt quá sức hấp thụ của thị trường, theo quan điểm mà ông Sam Cucurullo, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của CBRE đưa ra.
Tại Lễ công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng thế giới (WB) diễn ra ngày 21/1, TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trong tháng này, khung pháp lý cho công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) sẽ được hoàn tất và cơ quan này sẽ trực thuộc chính phủ, thay vì Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Tài chính.

End of content

Không có tin nào tiếp theo