Tìm kiếm: bộ-nông-nghiệp-phát-triển-nông-thôn
Người nuôi tôm Bạc Liêu đang nuôi tôm thẻ chân trắng, trong khi cơ sở hạ tầng, con giống, kỹ thuật… chưa đáp ứng được điều kiện nuôi. Điều này khiến tôm nuôi trên nhiều diện tích bị chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng.
Nhiều doanh nghiệp chuyên cung ứng trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long đã và đang phải từ chối các đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài bởi lý do đơn giản: Trái cây Việt tuy ngon, nhưng khó đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tại Hà Nội, sau 1 năm thí điểm gắn nhãn, tem cho sản phẩm rau an toàn, thị trường rau sạch bước đầu đã có chuyển biến tích cực và giúp người tiêu dùng lựa chọn được thuận lợi hơn. Hà Nội đặt mục tiêu từ năm 2014, toàn bộ rau an toàn sẽ được gắn nhãn, tem.
Thay vì kê khai hàng tháng và cuối tháng phải nộp thuế VAT, doanh nghiệp sẽ kê khai và nộp vào cuối quý; 5 ngành hàng xuất khẩu vẫn được ân hạn thuế... Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn trả lời Tiền Phong quanh nội dung dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi mới nhất.
Sản xuất, kinh doanh cá tra và tôm nước lợ, hai ngành chủ lực của thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước, đang ở giai đoạn khó khăn chưa từng có, hệ quả của quá trình phát triển chiều rộng.
Theo Cục Chăn nuôi, từ nay đến cuối năm nguồn cung thịt sẽ đủ cho nhu cầu của người dân, phần thiếu trong nước sẽ được bù bằng lượng thịt nhập khẩu.
Quy định mới đây bắt buộc các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ phải trực tiếp ra Cục Bảo vệ thực vật- Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn xin Giấy phép mới được kiểm dịch và nhập khẩu lô hàng đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp.
Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn vừa báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng thủy điện từ năm 2006-2012.
Sau vết thương từ gói cứu trợ 9.000 tỷ, giá cá tra giảm liên tiếp làm người nuôi và doanh nghiệp dính đòn liên hoàn. Vốn và giá - hai gọng kìm đang siết chặt ngành cá tra trong khủng hoảng và đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Đỉa sống được chứa trong các bao lưới, bảo quản trong thùng xốp, một số được ướp đông nhưng đa số đỉa chuyển về Việt Nam trong tình trạng “bò lúc nhúc” khiến lực lượng chức năng phải buồn nôn khi xử lý...
Các loại trái cây như chuối, chôm chôm, sầu riêng, mít, xoài… thường được ủ chín bằng phương pháp thủ công như rơm, lúa. Gần đây nhà nông sử dụng hóa chất bán trôi nổi trên thị trường để ép hoa quả chín nhanh.
Chỉ cần xịt một chút thuốc, bắp chuối - nguyên liệu dùng làm nộm, gỏi... sau ba ngày đã to đùng, láng mượt.
Điều đáng nói là hàng xuất khẩu Việt Nam buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe do các nước nhập khẩu đặt ra, trong khi hàng nhập khẩu vào Việt Nam lại buông lỏng kiểm soát về chất lượng, giá cả, đã gây ra hàng loạt hệ lụy cho người tiêu dùng.
Hơn một tuần nay, tại một số tuyến đường Hà Nội xuất hiện hàng trăm điểm bán cam tươi di động được quảng cáo là “cam ngọt Hà Giang”, “cam chính hãng”, “cam Việt Nam” với giá khoảng 10.000 đồng/kg, thậm chí 4.000-6.000 đồng/kg.
Hiện mỗi ngày có khoảng 100 tấn gà thải loại Trung Quốc xâm nhập qua biên giới và tuồn sâu vào thị trường nội địa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo