Tìm kiếm: cán-cân

(DNVN) - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 12/2015, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 28,7 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 2,2% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 6,5%.
Khủng hoảng tài chính bao gồm khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ luôn là nỗi lo lắng của mọi quốc gia. Do đó, nhận diện và phòng ngừa rủi ro tài chính, tiền tệ luôn là một ưu tiên quan trọng nhằm tránh các cú sốc bất lợi, có thể khiến con tàu kinh tế chệch khỏi đường ray.
Ngay sau quyết định điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1% từ ngày 7-5 của Ngân hàng Nhà nước, không ít doanh nghiệp tỏ rõ sự lo lắng, bởi chỉ trong một thời gian ngắn, tỷ giá đã tăng thêm 2%. Trong khi đó, các ngân hàng và chuyên gia tài chính lại cho rằng việc điều chỉnh này là hợp lý và linh hoạt.
Dù lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước lên tiếng khẳng định tỷ giá là câu chuyện nhạy cảm, không chỉ chịu tác động cung - cầu của thị trường đơn thuần mà còn chịu nhiều tác động từ tâm lý và kỳ vọng, tuy nhiên trong bối cảnh nhập siêu 4 tháng đầu năm vọt lên gần 3 tỷ USD, đồng đô la Mỹ tiếp tục mạnh lên tại nhiều nước, diễn biến tỷ giá dường như đang vượt ngoài dự liệu.
“Các đại biểu Quốc hội có đặt vấn đề là sau tái cơ cấu thì tiền nợ xấu là bao nhiêu, tôi khuyên chị Hồng cái đó mình nói luôn đi”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu hướng về Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, khi phát biểu kết thúc Diễn đàn kinh tế Mùa xuân, chiều 22/4.
Chuyện cán cân ngoại thương cả nước quí 1-2015 ngả sang nhập siêu 1,8 tỷ USD là điều được báo trước, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính khiến cho tỷ giá trong thời gian qua biến động mạnh. Vậy điều gì khiến cho đồng USD tăng giảm khó lường?

End of content

Không có tin nào tiếp theo