Tìm kiếm: căn-hộ-trung-cấp
Theo các đơn vị nghiên cứu thị trường, căn hộ vừa túi tiền tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục thiếu vắng nguồn cung mới, được xem là lý do khiến mặt bằng giá sơ cấp và thứ cấp vẫn tăng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
DNVN - Liên quan đến Thông tư 40/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đang gây nhiều tranh cãi, mới đây Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có kiến nghị nâng hạn mức doanh thu cho thuê nhà trên 200 triệu đồng/năm mới phải chịu thuế, tạo điều kiện khuyến khích phát triển thị trường nhà cho thuê.
DNVN - Trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2021, Sở Xây dựng TP.HCM đã xác định đủ điều kiện huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai với 14 dự án, tương đương cùng kỳ năm trước. Tổng số sản phẩm hơn 11.900 với hơn 1,2 triệu m2 sàn, chủ yếu là căn hộ chung cư, chỉ có 910 căn nhà ở thấp tầng. Tổng giá trị cần huy động hơn 898.600 tỷ đồng.
Trong khi chung cư bình dân và trung cấp đang thiếu nguồn cung thì phân khúc cao cấp lại tồn kho lớn, nhiều khách hàng lẻ đang đẩy bán cắt lỗ.
Chị Vũ Thị Hạnh, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ mong muốn mua một căn hộ chung cư 2 phòng ngủ với mức giá khoảng 1,5 tỷ đồng nhưng lại không quá xa khu vực nội đô mà mấy tháng nay vẫn chưa thành công.
Thị trường bất động sản (BĐS) trong quý đầu của năm 2021 đã phát đi nhiều tín hiệu tích cực của sự hồi phục sau những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro trong giao dịch do tình trạng 'sốt đất' xảy ra tại một số địa phương trong thời gian qua.
DNVN - Cùng với cơn “sốt" đất diễn ra trên khắp cả nước, báo cáo mới đây nhất của CBRE cho biết, trong quý I/2021, giá căn hộ bình quân tại Hà Nội đã tăng 7% - 9% so với năm ngoái, vượt lên ở ngưỡng 33,6 triệu đồng/m2.
Giá bất động sản đã tăng khá cao trong năm 2020 do nguồn cung khan hiếm và một số "điểm nghẽn" pháp lý chưa được giải toả, vì vậy việc giảm giá trong năm 2021 là khó xảy ra.
Sốt ảo, bong bóng hay mất cân đối nghiêm trọng về vấn đề nguồn cung (thừa nhà ở cao cấp, thiếu phân khúc bình dân)..., là những lo ngại của giới chuyên gia tại thị trường bất động sản TP.HCM.
Lực cầu thị trường bất động sản tại TP.HCM hiện đang khá mạnh, tuy nhiên nguyên nhân chính là do sự dịch chuyển đầu tư từ các ngành kinh tế khác sang, chỉ tham gia với mục đích sinh lời rồi rút vốn.
Thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2020 có những bước thăng trầm vì trải qua 2 đợt dịch Covid-19, nguồn cung ít, lượng tiêu thụ thấp. Trong khi đó giá bị đẩy lên cao khiến thị trường trở nên thiếu sự hấp dẫn. Liệu trong năm 2021 nghịch lý này có còn tiếp diễn.
Để người thu nhập thấp có thể sở hữu nhà, cần phải tạo ra các mô hình phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới, các khu dân cư quy mô lớn tại các tỉnh giáp ranh TP.HCM.
Thị trường bất động sản trong những năm gần đây chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, thị trường căn hộ chung cư dù tăng trưởng "chóng mặt" nhưng có vẻ cũng chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Các chuyên gia dự báo, mảng phân khúc này vẫn sẽ là điểm sáng trong thị trường bất động sản những năm tới.
Bất chấp các tác động xấu của đại dịch Covid-19, giá chung cư tại TP.HCM vẫn tiếp tục tăng cao. Thậm chí, giới chuyên gia dự báo, năm 2021, giá chung cư sẽ tăng bình quân 9%.
Theo chuyên gia, nếu quan sát đà tăng giá của thị trường trong 1 thập niên qua, đồ thị giá đất chủ yếu theo xu hướng tăng thẳng đứng hoặc đi ngang, không có chuyện giảm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo