Tìm kiếm: cầu-mong
Với đặc thù riêng về phong tục tập quán, lối sống, ngày nay người Phù Lá vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là tục ăn tết "Khùi xì mờ" hay gọi là Tết mừng năm mới.
Theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đồng bào Tà Ôi - Pa Cô cho rằng các đấng thần linh (Yang) đều ngự trị trên tất cả những mảnh nương, con suối. Họ luôn tin tưởng vào sự bảo vệ chở che của các Yang với buôn làng của mình.
Từ xa xưa, Tết Thanh Minh (lễ tảo mộ) đã là ngày quan trọng trong đời sống đồng bào Dao đỏ ở Yên Bái. Đây không chỉ là dịp dể con cháu báo hiếu công ơn sinh thành, mà còn để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Dân tộc Nùng Dín sống rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, dân tộc này sống chủ yếu ở huyện Mường Khương và một số huyện như: Si Ma Cai, Bắc Hà. Họ có những bản sắc văn hóa riêng nhưng nổi bật là bộ trang phục của chị em phụ nữ.
Tết Nguyên đán của đồng bào Hà Nhì diễn ra chừng 1 tuần lễ. Suốt 1 tuần đó, ngày cũng như đêm, khắp trong bản ngoài mường đâu đâu cũng tưng bừng, nhộn nhịp.
Hàng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch, để mừng mùa trăng mới, người dân tộc Ma Coong lại tổ chức Lễ hội đập trống. Lễ hội được tổ chức tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Cứ mỗi độ Xuân về, khi hoa đào, hoa mơ nở rộ trên sườn đồi thì cũng là lúc người Dao Thanh Phán của huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh tạm gác lại mọi công việc sản xuất hàng ngày để chuẩn bị vui Tết, đón Xuân.
Dân tộc Nùng ở huyện Văn Quan cũng như các huyện khác của tỉnh Lạng Sơn đều có cách thức ăn Tết tương đối giống nhau. Nhìn chung quan niệm Tết của người Nùng cũng gần giống như người Kinh. Họ chuẩn bị Tết khá kĩ lưỡng.
Ngoài kho tàng truyện thần thoại, ngụ ngôn phong phú được dùng trong đời sống hàng ngày, tục cúng bản được coi là hoạt động nguyên sơ và đặc sắc nhất mà người Cống vẫn giữ được vẹn nguyên. Không dừng lại ở những thủ tục tâm linh, lễ cúng bản còn là một hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người trong bản.
Từ tháng 3 trở đi, trước khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống núi rừng, đồng bào Cơ Ho ở xã Đông Tiến, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) làm lễ cúng Giàng, thần núi, thần rừng, thần rẫy và tổ tiên… những vị thần đã giúp bà con bội thu mùa màng trong năm cũng như cầu xin Giàng cho một năm mới được no cái bụng.
Trong đời sống, người dân tộc Ê Đê ở các tỉnh Tây Nguyên tổ chức nhiều nghi lễ (nghi thức và lễ hội) gắn với vòng đời người hoặc chu trình sản xuất, đặc biệt là những lễ thức nông nghiệp liên quan đến vòng đời của lúa. Mà tiêu biểu là lễ cúng lúa giống - một trong những nghi lễ quan trọng nhất gắn liền với phong tục sản xuất của người Ê Đê.
Tú Tỉ (cúng thổ địa) là một tín ngưỡng quan trọng của đời sống tâm linh dân tộc Giáy. Là nghi lễ cầu mong thổ địa nơi mình định cư phù hộ cho bà con được an lành, người dân trong bản được khoẻ mạnh, mùa màng tươi tốt, gia súc gia cầm không mắc bệnh.
Tới Tây Bắc từ tháng 9-11 hàng năm, bạn sẽ được khám phá nét văn hóa bản địa độc đáo là hội cốm, tức "ăn mừng cơm mới" (còn gọi là "kin khẩu mẩu") của đồng bào các dân tộc, trong đó có người Tày Lào Cai.
Người Pu Péo sử dụng lịch cổ, mỗi giáp 12 năm (khuộp mai), mỗi năm chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày, mỗi ngày có 12 giờ. Cứ ba năm có một năm nhuận, hoàn toàn giống cách tính lịch âm ngày nay. Vì vậy họ cũng ăn Tết Nguyên đán như nhiều dân tộc khác.
Đồng bào một số dân tộc ở Lào Cai có nhiều phong tục tập quán riêng, độc đáo, một trong những phong tục đó là lễ quét làng. Đây là lễ hội lớn, đặc sắc và vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân nơi đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo