Tìm kiếm: chương-trình-phục-hồi-kinh-tế
Theo đại diện Bộ Tài chính, doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp dễ bị tổn thương, cần sự hỗ trợ.
Không chỉ phải khẩn trương phục hồi thị trường lao động, theo các chuyên gia, nếu không tăng tốc đầu tư vào vốn con người, vào lao động có kỹ năng thì chúng ta sẽ hết giờ tranh thủ cơ hội từ giai đoạn dân số vàng.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ghi nhận hàng loạt ý kiến đề xuất, kiến nghị giải pháp để Việt Nam thực hiện phục hồi kinh tế - xã hội do tác động của COVID-19.
Hiện quy mô gói hỗ trợ phục hồi kinh tế vẫn chưa được quyết định. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh khó khăn, tổng cầu yếu, cần có gói hỗ trợ phục hồi kinh tế đủ lớn để kích thích nền kinh tế, đưa DN trở lại guồng máy sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Các doanh nghiệp (DN) kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế, có tính khả thi cao. Cộng đồng DN, doanh nhân sẽ đóng góp trí tuệ vào chương trình phục hồi kinh tế tổng thể cấp quốc gia, cũng như ở các ngành, các địa phương.
Những thay đổi từ Nghị quyết 128 đã giúp tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 khởi sắc. Hoạt động sản xuất của nhiều DN đang từng bước trở lại trạng thái bình thường mới.
DNVN - Ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất: Biện pháp hỗ trợ doanh nghiêp cần có những đột phá, không chỉ trong văn bản mà cả việc thực thi và thời điểm triển khai.
“Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 50.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân và cho công nhân trong khu công nghiệp vay”.
Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế chính sách và gói tín dụng hỗ trợ thực hiện chính sách NƠXH, đặc biệt là nhà ở công nhân khu công nghiệp trong chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023.
Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động.
Vấn đề quan trọng đầu tiên hiện nay là phải đặt trọng tâm vào việc thích ứng an toàn, linh hoạt và có hiệu quả với dịch bệnh. Đặc biệt phải hết sức tránh việc nóng vội, chủ quan, chuyển từ cực này sang cực khác quá nhanh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và có lộ trình mở cửa lại nền kinh tế, đón khách du lịch và thí điểm áp dụng thẻ xanh vaccine.
DNVN - Báo cáo của VCCI đề xuất Chính phủ cần nhìn nhận các doanh nghiệp (DN) là một chủ thể trong ứng phó COVID-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các DN. Tiến tới cho phép DN tự chủ trong cung ứng, lựa chọn vaccine và chủ động trong xét nghiệm y tế.
Sáng 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19. Hội nghị do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất.
Dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam cũng cần tính tới bài toán phục hồi kinh tế, nới lỏng các hoạt động sản xuất. Đây cũng là điều kiện để nền kinh tế bắt kịp đà phục hồi của thế giới. Theo đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng cần tính tới bài toán phát triển của từng ngành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo