Tìm kiếm: chặt-hạ

Khu vực rừng tại xã Đắk Ang, nằm ráp ranh giữa ba huyện Ngọc Hồi - Tu Mơ Rông - Đắk Tô (tỉnh Kon Tum) đang bị “lâm tặc” ngang nhiên tàn phá. Tiếng cưa máy cắt gỗ gầm rú, tiếng cây gỗ đổ ầm ầm vang cả góc trời mà lực lượng chức năng chẳng hề hay biết(?!).
Đi bộ, leo núi, mưa sạt không thể vượt qua nổi các con đèo vòi vọi, từ mờ sáng luồn rừng, đến 16 giờ chiều, chúng tôi mới tìm được một nóc nhà để xin… ăn trưa. Giở tấm bản đồ ướt nhoe nhoét ra, thấy mình đang vật lộn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu diện tích 16.000ha, thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Chao ôi, toàn những cái tên xã (chứ chưa nói tên bản) thoáng nghe đã thấy gập ghềnh trắc trở: Đại Sơn, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Viễn Sơn. Lếch thếch bò theo các con đường trơn, đến 19h cùng ngày, thì
Trong khi chờ các cơ quan chức năng làm thủ tục thu hồi, hơn 1.300ha rừng sinh thái ở xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) do UBND tỉnh Đắk Lắk giao cho Công ty Cao su Đắk Lắk quản lý, bảo vệ và kinh doanh du lịch tiếp tục bị tàn phá nghiêm trọng.
Từ khi các thương lái miền Bắc vào, cây dổi tại rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng và Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đăk Lăk) bị tàn phá nặng nề để lấy hạt. Mỗi tạ hạt dổi bán tại cửa rừng với giá 50 triệu đồng, còn vận chuyển ra miền Bắc thì lên tới 250 triệu đồng.
“Vàng đen” - hạt của cây gỗ dổi - không xa lạ với ẩm thực Tây Bắc, đặc sản này được sử dụng làm gia vị cho các món thịt nướng, thịt hầm, giã nhỏ trộn với muối hoặc làm nước chấm... ngon tuyệt. Khi cây dổi ở núi rừng Tây Bắc đã bị khai thác cạn kiệt, gần đây người ta phát hiện”vàng đen” có mặt ở Tây Nguyên, thế là đến lượt các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc tỉnh Đắc Lắc lâm nguy.

End of content

Không có tin nào tiếp theo