Tìm kiếm: chế-biến-cá-tra
DNVN - Hoạt động sản xuất và cung ứng cá tra chịu tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp chế biến ngừng hoạt động, kim ngạch xuất khẩu giảm sâu. Nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả thì các hộ nuôi cá sẽ phải bỏ nghề, doanh nghiệp chế biến cá tra sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ, nợ xấu và phá sản.
DNVN - 52 nhà máy chế biến thuỷ sản cá tra tại 5 địa phương An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long phải tạm dừng hoạt động (chiếm tỷ lệ 49%) do không đáp ứng được gánh nặng chi phí và điều kiện “3 tại chỗ”.
Để các doanh nghiệp “sống chung” với đại dịch COVID-19 khi mở cửa trở lại thì điều mà họ cần nhất chính là việc gỡ rối các quy định về phòng chống dịch nhằm tránh những “vòng kim cô” có thể làm khó việc khơi thông hàng hóa, chuỗi cung ứng, khôi phục sản xuất.
DNVN - Trong nửa đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Brazil và Mexcico gia tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tại khu vực Mỹ Latinh, Mexico hiện đã vượt Brazil trở thành thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
DNVN – Tổ công tác 970 đã sẵn sàng hai phương án, chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng cung ứng lương thực, thực phẩm hàng thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và Bình Dương khi thực hiện tăng cường giãn cách xã hội.
DNVN - Theo báo cáo của Tổ công tác 970, tính đến hết ngày 16/8/2021 hiện nay nhiều loại nông sản có sản lượng cao nhưng việc tiêu thụ vẫn còn khó khăn tại các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiếp tục gặp khó khăn khi thực hiện 3 tại chỗ.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm nay vẫn có thể đạt mục tiêu 9 tỷ USD.
Tây Ninh hiện còn khoảng 1 triệu con gà lông trắng, bằng 2.500 tấn không tiêu thụ được. Giá gà hôm nay xuống còn 7.000 đồng/kg gà trắng, gà lông màu còn 2.000 đồng/kg rẻ hơn 1 kg rau.
DNVN - Dow Jones giảm 150,57 điểm, tương đương 0,44%, xuống 34.283,27 điểm.S&P 500 tăng 9,91 điểm, tương đương 0,23%, lên 4.290,61 điểm, vượt đỉnh lịch sử 4.280,69 điểm thiết lập hôm 25/6. Nasdaq tăng 140,12 điểm, tương đương 0,98%, lên 14.500,51 điểm, vượt đỉnh lịch sử 14.369,71 điểm thiết lập hôm 24/6.
DNVN – Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 tháng đầu năm nay, tổng khối lượng nhập khẩu cá tra đông lạnh của Mỹ tăng 8%; tổng giá trị nhập khẩu tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện đang là nguồn cung chủ yếu, chiếm tới 89,5% tổng lượng nhập khẩu cá da trơn của Mỹ.
Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
Thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục sau thời gian "đóng băng" vì đại dịch COVID-19. Song ngành cá tra cần phải thận trọng khởi động lại thị trường này, cũng như tính tới cách thức phát triển bền vững cho mình.
Tính đến nửa đầu tháng 8/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 85,55 triệu USD, giảm 34,1% so với cùng kỳ năm trước, các doanh nghiệp chuyển hướng về nội địa.
Các doanh nghiệp thủy sản cần tiếp tục hướng đến sản xuất sạch hơn để thoát khỏi rủi ro “cấm cửa” từ quốc gia nhập khẩu, như bài học từ việc Ảrập Xê út đã 2 năm nay áp dụng lệnh tạm ngừng nhập khẩu thủy sản Việt và mới chỉ cho phép 12 doanh nghiệp Việt được xuất khẩu trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt.
Cá tra là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm sâu nhất trong nửa đầu năm 2020. Các DN xuất khẩu cá tra đang kỳ vọng sẽ vực dậy mặt hàng này trong những tháng cuối năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo