Tìm kiếm: chế-biến-cá-tra
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN đã có thông báo phản đối việc Bộ Thương mại Mỹ quyết định áp mức thuế chống phá giá rất cao và phi lý đối với các sản phẩm cá tra, ba sa phi lê nhập khẩu từ VN.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, từ ngày 13 đến 16-3-2013, đoàn thanh tra của Cơ quan nhà nước U-crai-na về thủy sản đã đến Việt Nam để thanh tra điều kiện an toàn vệ sinh các DN chế biến thủy sản và hệ thống giám sát (nuôi trồng, chế biến, vận chuyển thủy sản) nhằm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm thủy sản Việt Nam XK sang U-crai-na.
Bộ NN-PTNT vừa hoàn tất báo cáo kết quả kiểm tra xác minh tình hình cho vay vốn theo Công văn 1149 của Thủ tướng Chính phủ, liên quan đến khoản tín dụng trên 38.000 tỉ đồng cho vay để nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra.
Nhiều doanh nghiệp lớn và chuyên gia trong ngành thủy sản cho rằng, năm 2013 là thời điểm khó khăn cho cá tra nhưng cũng là cơ hội tái cấu trúc ngành từ khâu nuôi trồng đến chế biến, xuất khẩu.
Ngày 25.1.2013, tại cuộc họp tổng kết tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 và bàn biện pháp triển khai năm 2013, Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long cho biết định hướng sản lượng cá tra năm nay sẽ dưới 1 triệu tấn.
Phía ngân hàng nói dư nợ cho vay đến hết tháng 9/2012 là 38.000 tỷ, nhưng người nuôi cá tra lại khẳng định là không?!
Cá tra, cá ba sa của Việt Nam đang phải mang trên mình quá nhiều tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng xuất khẩu.
Mặc dù năm 2012, diện tích và sản lượng cá tra của nước ta đều tăng, song năng suất lại giảm so với năm ngoái do dịch bệnh và sản xuất kém bền vững.
Sau khi một số cơ quan báo chí đặt vấn đề 38.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp, người nuôi cá tra vay đi đâu, ngày 19.12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Số vốn nói trên đã đến đúng địa chỉ.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn vừa đề nghị kiểm tra lại con số dư nợ 38.000 tỷ đồng cho ngành cá tra vay 9 tháng đầu năm 2012, mà Ngân hàng Nhà nước báo cáo mới đây. Bởi thực tế, số doanh nghiệp cá tra phá sản, ngừng sản xuất ngày càng tăng, do không vay được vốn...
Cá tra Việt Nam không có được giá trị cao mặc dù là ngành độc quyền của Việt Nam. Bởi tình trạng tranh mua tranh bán, phá giá lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu kiếm lợi.
Ngày 4.12, bà Bùi Thị Quy, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần mía đường cồn Long Mỹ Phát (Hậu Giang) xác nhận doanh nghiệp này đã đóng cửa nhà máy đường. Chín nhà máy đường còn lại ở đồng bằng sông Cửu Long cũng hoạt động cầm chừng.
Nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long nợ nần lớn, kinh doanh kém hiệu quả đã phải đổi chủ, và tình trạng này đang tiếp diễn tạo ra một làn sóng chưa biết điểm dừng.
Ngày 21/11, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ công bố ngành cá tra Việt Nam đạt mục tiêu sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn ASC năm 2012. Đây chính là cơ sở tạo lợi thế cạnh tranh cho cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Sản xuất, kinh doanh cá tra và tôm nước lợ, hai ngành chủ lực của thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước, đang ở giai đoạn khó khăn chưa từng có, hệ quả của quá trình phát triển chiều rộng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo