Tìm kiếm: chuồng-trại
Một trại nuôi gà ở Hà Tĩnh bất ngờ bị nhiều đối tượng tấn công trong đêm khiến 1 người bị thương và 1.200 con gà bị chết.
Xuất thân từ một gia đình nông nghiệp, ông Hoàng Điền Dưỡng, ở xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bươn chải ngoài xã hội với nhiều ngành nghề và rồi, ông đã lựa chọn cho mình một hướng phát triển kinh tế bằng việc nuôi gà ác. Gà ác là loài gà mặt đen lông trắng toát.
Trong khi nhiều nông dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đang loay hoay không biết tìm con giống gì nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao thì vợ chồng anh Xuyên đã tìm ra mô hình kinh tế mới có triển vọng khá cao, đó là nuôi dúi.
Hơn 7 năm kinh nghiệm nuôi chim bồ câu, giờ đây anh Mai Minh Đình là điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi của bản Tùng Nùn, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Hiện, mỗi tháng anh Đình bán ra bình quân 400 đôi chim bồ câu mỗi tháng, thu về trên dưới 50 triệu đồng.
Mô hình nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun quế (trên thỏ dưới giun) của anh Lê Văn Bắc, 37 tuổi ở thôn Trung Hà, xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đang là cách làm lạ mà hay, hướng đi mới cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này giúp người chăn nuôi thỏ giải quyết tốt được vấn đề ôi nhiễm môi trường và có thêm nguồn thu nhập từ nuôi giun quế.
Đó là chia sẻ của anh Trần Như Kiên, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phương Nam, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu (Sơn La). Hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi con “ăn cơm nằm”, anh Trần Như Kiên gặp thất bại thảm hại trong 2 năm đầu. Sau thất bại đó, lứa lợn nào anh Kiên cũng trúng nhờ chịu khó tìm hiểu thông tin trên báo, đài để xử lý.
Dương Hữu Thoại (ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã tìm tòi, nghiên cứu và thành công với mô hình nuôi ruồi lính đen. Vòng đời phát triển của ruồi lính đen khoảng 30 – 45 ngày. Hiện ông Thoại bán nhộng ruồi đen với giá 20.000 đồng/ký, còn trứng ruồi đen ông bán với giá lên tới 15 triệu đồng/ký.
Dân gian có câu: “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi lợn, muốn nghèo nuôi vịt”. Thế nhưng đối với ông Âu Thanh Nhựt thì lại khác. Chính nhờ nuôi vịt mà từ hai bàn tay trắng ông đã trở thành tỷ phú.
Từ đam mê nuôi bồ câu kiểng, ông Lê Văn Nam (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã tìm tòi, học hỏi mở rộng thành trại nuôi bồ câu thương phẩm, mỗi năm lời hàng trăm triệu đồng. Trung bình mỗi tháng ông Nam lời 50 triệu đồng từ mô hình nuôi chim bồ câu.
Với ý tưởng cung cấp nguồn thịt lợn sạch cho khách hàng, lão nông Đặng Văn San, dân tộc Dao, thôn Tả Ngảo (xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), đã thành công với trang trại nuôi lợn rừng. Từ nuôi loài lợn lông như chổi xể này, mỗi năm ông San đút túi 150 triệu đồng.
Ban đầu chỉ từ nuôi vài con thỏ cho vui, nhưng đến nay gia đình bà Nguyễn Thị Phượng, xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định lại có trong tay một trang trại nuôi thỏ với hàng ngàn con thỏ. Nhờ cơ nghiệp nuôi thỏ mà mỗi năm gia đình bà Phượng bỏ túi hàng trăm triệu đồng.
Nhờ dám nghĩ, dám làm, đầu tư mô hình nuôi loài chim bồ câu Pháp-loài chim "tình yêu", anh chàng vốn là thợ sửa ô tô Vũ Thanh Thủy,làng Vũ Kỳ, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) có nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Dúi là loài động vật có răng sắc, giỏi đào hang, thường chỉ phát triển tốt ở vùng rừng núi. Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây, người dân miền Tây không quá xa lạ với ông Nguyễn Văn Hiếu (63 tuổi; ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), một người chuyên cung cấp dúi giống và dúi thịt cho cả khu vực.
"Nuôi thỏ không cần vốn nhiều, dễ nuôi, kỹ thuật nuôi không đòi hỏi quá cao mà hiệu quả kinh tế thì hơn hẳn", đó là lời khẳng định của anh Vũ Mạnh Thắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình (Yên Bái).
Hơn chục năm nay công việc chính của ông Nguyễn Văn Cương (60 tuổi, trú tại xóm 3, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là đi cắt cỏ dại để về nuôi đàn hươu sao và cũng nhờ chính công việc này mà gia đình ông có cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều. Nuôi hươu sao lấy nhung là một trong những mô hình làm giàu ở nông thôn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo