Tìm kiếm: chuyển-đổi-cơ-cấu
Rời ghế nhà trường phổ thông, chàng thanh niên người dân tộc Mường - Lê Văn Hán, ở xã Quang Hiến, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) chọn cho mình con đường vào công ty chăn nuôi làm việc. Sau nhiều năm lăn lộn với thương trường, anh đã quyết định quay về quê lập nghiệp bằng mô hình chăn nuôi gà dưới đệm lót sinh học.
Những năm gần đây tại các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, nhiều bà con nông dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là mô hình trồng cam sành trên đất phèn của anh Huỳnh Công Chánh, 48 tuổi, ở ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, được đánh giá là mô hình hiệu quả.
Xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vốn là vùng bãi ngang ven biển, người dân sinh sống trên các vùng cát trắng với kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhờ tìm ra và mở rộng mô hình nuôi cá lóc trên cát, nhiều hộ dân nơi đây đã tìm được hướng phát triển kinh tế thoát nghèo.
Đây là giống ớt được trồng vào vụ đông, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng trên 6 tháng.
Đoàn Thu Trà là tấm gương thanh niên điển hình nhạy bén với thời cuộc. Cô đã khởi nghiệp thành công từ nông nghiệp nhờ tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Đồng thời cô còn ứng dụng công nghệ 4.0, nông nghiệp thông minh vào sản xuất.
Sau cơn bão dịch tả lợn châu Phi, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Bình Lư (Tam Đường, Lai Châu) đang chuyển hướng sang những mô hình chăn nuôi mới theo hướng hữu cơ, đảm bảo vệ sinh môi trường, mang lại những kết quả rất tích cực.
Thường Xuân (Thanh Hóa) là một huyện nghèo thuộc diện 30a và gặp không ít khó khăn do thời tiết, thiên tai nhưng những năm gần đây, huyện tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp dựa vào thế mạnh địa phương nhằm giúp người dân giảm nghèo nhanh và bền vững.
Là một thành phần quan trọng đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế, các HTX ở Hậu Giang không chỉ góp phần thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà còn chủ động phát triển sản xuất an toàn để bảo vệ môi trường (BVMT), nâng cao thu nhập cho người dân.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển sâu rộng và từng bước nâng cao về số lượng lẫn chất lượng.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gia tăng thu nhập cho người nông dân, những năm qua, huyện Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện nhiều chính sách để nhân rộng các mô hình sản xuất điểm, vừa có hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo an toàn lao động (ATLĐ), nhằm lan tỏa hiệu quả, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho người dân.
Tại xã Đức Hạnh (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), có hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây hồ tiêu không hiệu quả sang trồng chuối cấy mô xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là hộ anh Nguyễn Văn Vũ ở thôn 2, xã Đức Hạnh.
Được triển khai trồng thử nghiệm vào tháng 4/2019 và ngay trong vụ thu hoạch đầu tiên vào tháng 7/2019 đã cho kết quả ngoài mong đợi, mô hình trồng bí Nhật (giống Kurimaru) trong nhà màng của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) được đánh giá là một trong những mô hình xuất nông nghiệp có hiệu quả tại địa phương.
Năm 2019, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giảm nghèo đạt trên 8%; giảm 500 hộ cận nghèo và tỷ lệ tái nghèo bình quân của huyện dưới 1%. Để đạt được mục tiêu này, huyện Bắc Hà đã tập trung phát triển những cánh đồng dược liệu quý hiếm.
Các hoạt động chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng năng suất cao, hình thành sản xuất lớn theo hướng hàng hóa, chú trọng an toàn lao động (ATLĐ) trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đang mang lại hiệu quả cao.
DNVN - Thông tin này đã được đưa ra tại cuộc họp báo Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2020 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 18/12 tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng chủ trì họp báo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo