Tìm kiếm: chuyển-đổi-cơ-cấu
Sầu riêng Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa là cây trồng chủ lực và là một trong 3 cây trồng nằm trong chương trình “Một xã một sản phẩm giai đoạn 2018 -2020” của huyện miền núi Khánh Sơn. Đến nay, cây trồng đã phát huy hiệu quả, giúp nhiều hộ dân ăn nên làm ra, vươn lên làm giàu, lao động tại địa phương có thêm công việc.
Cùng với thời gian hoạt động, nhiều quy định để mở quán karaoke, vũ trường mới sẽ được áp dụng từ ngày 1/9 tới đây.
Đến giờ ông Sồng A Mang vẫn chẳng thể ngờ nhờ cây sơn tra mà gia đình ông có thể thoát nghèo, trở thành hộ giàu, ở nhà lầu to nhất bản núi, thu tiền tỷ/năm, giúp nhiều lao động trong vùng có thu nhập từ 6-9 triệu đồng/tháng.
Giống hồng giòn không hạt MC1 có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, là giống hồng nổi tiếng của Nhật Bản được PGS.TS Đỗ Năng Vịnh, Viện Di truyền nông nghiệp và cộng sự nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La từ những năm 2000.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam không lớn; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực hạn chế;... là những yếu tố khiến cho năng suất lao động của Việt Nam còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực ASEAN.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu nước tưới trong mùa nắng (vụ sản xuất Hè Thu), chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã khuyến khích các địa phương đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn nhằm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Nhờ mô hình nuôi chồn hương thương phẩm, ông Võ Văn Tiến ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Là một thương binh, từng 2 lần được trao tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” nhưng ông Lê Văn Nuôi (65 tuổi), ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vẫn không cho mình thời gian nghỉ ngơi. Vượt lên thương tật do bom đạn chiến tranh, ông đã xây dựng cho mình một cơ ngơi bạc tỷ, dựng được nhà lầu khang trang nhờ mô hình nuôi cá nước ngọt.
Thời gian gân đây, nhiều hộ ở tiểu khu 7 (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã chuyển đổi diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có múi để phát triển kinh tế. Gia đình bà Phạm Thị Vụ là một trong những hộ tiên phong trồng bưởi Diễn trên 7.000m2 đất dốc, nhờ vậy cuộc sống của gia đình chị đã khấm khá hơn.
Để thích ứng với tình hình khô hạn, chuột phá, nhiều nông dân Quảng Trị đã nhanh chóng triển khai trồng dưa hấu “xen canh” với lúa để cứu vãn tình hình. Không ngờ, nhờ nhanh trí chuyển đất lúa thành ruộng dưa hấu mà có hộ trúng mùa.
Trong 4 năm qua gia đình anh Nguyễn Minh Nhựt, ấp Ô Chích, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh bán được trên 600.000 con ếch giống với giá 1.500 đồng/con, trên 35 tấn ếch thương phẩm với giá 27.000 đồng/kg và trên 300 cặp ếch giống bố mẹ với giá 200.000 đồng/cặp. Như vậy gia đình thu vào hơn 500 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Tại xã Đức Hạnh (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), có hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây hồ tiêu không hiệu quả sang trồng chuối cấy mô xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là hộ anh Nguyễn Văn Vũ ở thôn 2, xã Đức Hạnh.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) theo hướng "3 tập trung, 4 trụ cột, 5 điểm nhấn" là cách làm mang bản sắc riêng của huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội cần được nhân rộng hơn tại các xã, huyện của Thủ đô.
Với khí hậu mưa nhiều, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, UBND xã Măng Cành (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) đã tận dụng nguồn vốn hỗ trợ, vận động người dân và các doanh nghiệp phát triển các loại dược liệu. Chỉ hơn 1 năm thực hiện, hàng nghìn ha sâm của các hộ dân phát triển tươi tốt chỉ chờ ngày thu hoạch.
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Vĩnh Yên lần thứ XX về phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, Hội Nông dân TP.Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã tích cực vận động, hỗ trợ hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sức cạnh tranh của nông sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo