Tìm kiếm: chính-quyền-số
DNVN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ ra 2 việc mà các hội, hiệp hội lĩnh vực ICT có thể bắt tay làm ngay cùng với Bộ TT&TT, đó là: Thống nhất một thước đo mới về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số; Lan tỏa, phổ biến tri thức thường thức về CNTT cho toàn xã hội.
DNVN - Bộ TT&TT đang trực tiếp hướng dẫn việc triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh cho 19 địa phương, công tác đánh giá kết quả thí điểm sẽ được thực hiện vào tháng 12/2020.
DNVN - Tại buổi làm việc mới đây, Bộ TT&TT đề nghị TP. Hà Nội cần phát triển đồng bộ mạng lưới bưu chính chuyển phát để phát triển thương mại điện tử. Đầu tư phát triển hệ sinh thái 5G và đưa Hà Nội thành Trung tâm an ninh mạng khu vực. Đây là nền tảng để phấn đấu đưa kinh tế số của Thủ đô sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 30%.
DNVN – Tỉnh Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ hình thành nền kinh tế số, tỷ trọng đóng góp vào GRDP toàn tỉnh chiếm từ 15% trở lên. Thực hiện thành công chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hình thành Chính quyền số các cấp; trở thành đô thị thông minh tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
DNVN – Bên cạnh Đà Lạt, Bảo Lộc là thành phố thứ 2 của tỉnh Lâm Đồng thực hiện Đề án xây dựng thành phố thông minh. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, sẽ góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội toàn diện và bền vững, nâng cao năng lực cạnh trạnh.
DNVN - Năm 2019, VNPT đạt tổng doanh thu gần 168.000 tỷ đồng, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách đều tăng cao so với năm 2018. Năm 2020, VNPT xác định mục tiêu là trụ cột trong chuyển đổi số quốc gia, tập trung phát triển các trung tâm công nghệ lõi, trí tuệ nhân tạo (AI) và trong tất cả sản phẩm chuyển đổi số.
DNVN - Hội nghị quốc tế về chuyển đổi số và thành phố thông minh 2019 – Quảng Ninh tập trung bàn bạc 2 vấn đề chính là: Ứng dụng chuyển đổi số xây dựng thành phố thông minh” và Chuyển đổi số trong các ngành trọng điểm – vốn là xương sống về kinh tế - xã hội của các thành phố.
Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị đã xác định: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.
Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị nêu rõ 8 chủ trương, chính sách lớn để các ngành, các cấp chủ động tham gia cuộc Cách mạng 4.0.
(DNVN) – UBND TP vừa ban hành quyết định phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử. Theo đề án, sẽ xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
End of content
Không có tin nào tiếp theo