Tìm kiếm: chăm-sóc-rau
Thành công từ mô hình trồng rau má mà hiện nay ngoài nguồn thu từ con tôm, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Long Đỉnh, ấp Gò Công Đông, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau thu nhập thêm hơn 60 triệu đồng từ rau má.
Thực chất, trồng rau "phó giáo sư" là tên gọi vui nông dân xã Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) đặt cho quy trình canh tác có sự tham gia của các bên (PGS) để giám sát, đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhờ áp dụng PGS, ý thức sản xuất theo quy trình an toàn của người dân được nâng lên.
Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, năm 2013, anh Thào A Từ, thôn Suối Hồ, xã Sa Pả, huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây actiso và rau trái vụ. Nhờ cần cù, ham học hỏi, đến nay gia đình anh có thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm. Nhiều năm liên tiếp anh đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.
“Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến biết bao người con ưu tú của dân tộc nằm xuống để cho mình hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế mà, khi đất nước phát triển, sức khỏe và tính mạng con người lại bị đe dọa bởi thực phẩm bẩn. Vì vậy, tôi quyết định đầu tư trồng rau sạch ở Việt Nam” - ông Peter Hồng trải lòng.
(DNVN) - Rau ngót là một trong những thực phẩm được sử dụng phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Ngoài việc dễ ăn, rau ngót còn có chức năng giải nhiệt, lợi tiểu, bổ huyết, nhuận tràng... đặc biệt rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
Anh Đoàn Văn Trinh, sinh năm 2000, tiểu khu 84/85 (thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) trồng 6.000m2 rau cải bắp trên đất vườn sau nhà, mỗi năm anh Trinh thu lãi khoảng 100 triệu đồng.
Xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên từ lâu nổi tiếng nhất khu vực lòng chảo tỉnh Điện Biên, bởi đó là thủ phủ trồng bạt ngàn các loại rau và hoa. Mỗi năm nông dân ở đây cung cấp đến 70% nhu cầu hoa cho thị trường nội tỉnh và...
Đang làm việc trong cơ quan nhà nước với mức lương ổn định, kỹ sư giao thông Đào Ngọc Sơn xin nghỉ việc ra ngoài thành lập công ty cổ phần xây dựng, rồi lại rẽ ngang sang trồng rau thủy canh.
Làng Trà Quế (thuộc xã Cẩm Hà, TP.Hội An, Quảng Nam) nổi tiếng với nghề trồng rau sạch từ hàng trăm năm qua. “Bí kíp” để trồng ra những loại rau thơm ngon đặc trưng này là bón bằng rong lấy từ sông Đế Võng.
Huyện Kon Plông (Kon Tum) không chỉ nổi tiếng về các loại sâm như sâm đá, thả sâm dây mà gần đây còn nổi tiếng bởi các loại rau rừng thơm ngon bổ dưỡng. Từ những loài rau rừng hoang, người dân đã đem về trồng trong vườn, rẫy của nhà và bán chạy như tôm tươi.
Trên khoảng không gian sân thượng tầng 4, cô Bùi Thị Nga – giáo viên về hưu ở phố Vũ Hữu (Hà Nội) đã tạo ra khu vườn treo lúc lỉu các loại rau, củ, quả và hoa thơm. Đặt chân vào khu vườn ấy, ai cũng cứ ngỡ như bước vào thế giới cổ tích, thần tiên diệu kỳ.
Với diện tích vỏn vẹn 20m² của sân thượng, ông bố trẻ Sài thành đã tận dụng để trồng được cả một vườn rau quả sạch cho gia đình.
Rau cải rổ (cải làn) rất giàu vitamin K và cũng chứa folate, thiamin, niacin, axit pantothenic, choline, phốt pho, kali rất tốt cho sức khỏe. Loại rau này có tác dụng tốt cho tiêu hóa, chữa ho, khô nóng, làm đẹp da, tóc…
Rau lang không chỉ được dùng để chế biến những món ăn ngon mà còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt, chữa vàng da, ung nhọt, ngừa bệnh tiểu đường…
Vài năm trở lại đây, nông dân (ND) xã Thành Lập, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đổi đời nhờ mô hình trồng rau theo quy trình nông nghiệp hữu cơ. Với hướng đi mới, Thành Lập đã có những cánh đồng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/ha/năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo