Tìm kiếm: cá-đặc-sản
Xa người thân và bạn bè, sống giữa lưng chừng đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải cách mực nước biển hàng nghìn mét, chàng trai 9x Nguyễn Như Quỳnh (SN 1990) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ nghề nuôi cá quý tộc-cá hồi.
Dùng những chiếc xiên ba răng để săn cá nhệch-loài "thủy quái" miệng đầy răng nhọn, nhiều nông dân ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) kiếm được nửa triệu mỗi ngày. Nghề săn con đặc sản ẩn mình dưới bùn sình này tuy vất vả nhưng đang giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, cuộc sống đầy đủ hơn.
Với lợi thế là xã nằm dọc bên bờ sông Lô, điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề nuôi cá đặc sản trong lồng và chăn nuôi thủy sản trên sông, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tập 7 "Muốn Ăn Phải Lăn Vào Bếp" rộn ràng quá đỗi nhờ có sự xuất hiện của danh hài Chí Tài và Á hậu Đại dương 2017 – Đặng Thanh Ngân.
Ngư dân giăng lưới đêm trên sông Hậu (đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) bắt dính nhiều cá cóc, loại từ 1-3kg/con. Hiện nay, cá cóc- loài thủy sản nước ngọt này được xem là đặc sản, thịt thơm ngon, bổ dưỡng. Cá cóc được các quán ăn, nhà hàng thu mua mạnh nên có giá dao động từ 130.000- 200.000 đồng/kg (loại trên 1kg/con).
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Trong lúc thả câu vương, 3 người dân ở xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) bắt được con cá ghé “khủng” nặng 22 kg.
Học ngành y, nhưng chàng trai trẻ bảnh trai dân tộc Tày Trần Thế Ân (sinh 1991) lại về quê thôn Lúp, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (Hà Giang) để làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn, gà, cá. Đặc biệt, hiện Trần Thế Ân đang nuôi loài cá đặc sản của miền núi-cá bỗng. Đây là loài cá đặc sản hiếm có và có tuổi thọ tới 50 năm.
Tận dụng mặt nước hồ thủy điện mênh mông, nhiều hộ dân ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã nuôi nhốt nhiều loài cá đặc sản như cá chiên, cá bỗng, cá lăng trong lồng bè. Đây là những loài cá đặc sản một thời có nhiều trên sông Lô, nhiều con to hàng chục kg và người dân gọi là "thủy quái".
Cá hô, loài cá được biết tới như đặc sản của xứ Nam Bộ sông nước đã cho thấy sự thích ứng với miền đất cao nguyên. Từ nuôi cá hô dưới ao đất, mới đây thử nghiệm nuôi cá hô trong lồng bè đã cho kết quả khả quan, mở ra cơ hội cho nông dân Lâm Ðồng một loại vật nuôi có giá trị.
Cá Empurau là một loại cá rất được dân Hồng Kông và Trung Quốc ưa chuộng, được mệnh danh là "vong bất liễu ngư", có nghĩa là “không quên được”, có giá trị tương đương như vàng.
Cá Empurau là một loại cá rất được dân Hồng Kông và Trung Quốc ưa chuộng, được mệnh danh là "vong bất liễu ngư", có nghĩa là “không quên được”.
Cá chạch lấu là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao với chất lượng thịt thơm ngon, trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng ĐBSCL. Cá chạch lấu ưa sống ở các khe đá, mỗi lần đẻ tối đa 4.500-7.500 trứng.
Dịp Tết Nguyên đán, các loại cá, đặc biệt là các loại cá đặc sản thường được người dân ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhiều hộ dân sinh sống quanh các đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thả nuôi các loài cá đặc sản như cá mú, cá vẩu và xuất bán cá với giá 300.000 đồng/ký.
Những năm qua, các cấp Hội ND TP.Cần Thơ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ hội viên, nông dân để xâu chuỗi mối quan hệ mật thiết giữa du lịch với sản xuất nông nghiệp, tạo ra những giá trị riêng cho điểm đến Cần Thơ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo