Tìm kiếm: cầu-mong
Hàng năm, vào ngày Hợi đầu tiên của tháng Giêng, người Tày lại tấp nập mở Hội xuống đồng. Nhưng thực ra quá trình chuẩn bị mở hội đã diễn ra từ trong năm. Các dòng họ trong các bản đều được phân công lo các phần việc chuẩn bị mở hội như: Chọn dây song để kéo co, chọn cây còn, lễ vật cúng chung…
(DNVN) - Sau dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, người dân lại tấp nập đi lễ chùa vào ngày Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng). Lợi dụng tâm lý đầu năm thả vật phóng sinh cầu may của người dân, các tiểu thương được dịp thừa cơ tăng giá bán gấp khoảng 3 - 4 lần so với ngày thường.
Lễ hội Sum họp của người M’Nông (Đắk Nông) là dịp để bà con thắt chặt thêm sợi dây liên kết, tình cảm của dòng tộc và cộng đồng giữa các buôn làng với nhau để chống chọi với thiên tai, thú dữ và giặc dã bên ngoài.
Người Ba Na ở xã Hơ Moong xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ cầu an để xua đuổi những điều xấu ra khỏi buôn làng, cầu may mắn, hạnh phúc cho người dân.
Giọt nước đối với đồng bào dân tộc Bahnar, Jrai ở Tây Nguyên là một biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, nó gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của bà con trong từng buôn làng. Thường thì mỗi buôn làng đồng bào dân tộc đều có một giọt nước.
Đồng bào người Thái ở miền Tây Nghệ An với truyền thống lâu đời đã tạo nên những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, hiếm nơi nào có.
Những điệu múa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng được hình thành từ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, đồng thời, mô phỏng các động tác lao động và sinh hoạt của con người dân tộc đó. Múa bắt ba ba (Piáo tộ) của người Dao đỏ là một trong những điệu múa độc đáo, đặc sắc bởi không giống với bất kỳ điệu múa của một dân tộc nào khác và trở thành niềm tự hào được giữ gìn trong đời sống tinh thần của người Dao đỏ ở Cao Bằng từ bao đời nay
Cộng đồng dân tộc Cờ Lao ở trên địa bàn tỉnh Hà Giang là một trong những dân tộc rất ít người của cả nước. Dù vậy, nét văn hóa phong tục ăn tết của người Cờ Lao vẫn giữ được khá nguyên vẹn và có nhiều điểm độc đáo. Trong đó, cộng đồng người Cờ Lao ở xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, được xem là một trong những nơi vẫn gìn giữ được các phong tục, tập quán của dân tộc mình. Điển hình phải kể đến phong tục đón Tết cổ truyền.
Đồng bào dân tộc Mông có nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó nghi lễ đặt tên và đặt lại tên đệm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chứng tỏ sự tồn tại của thành viên mới trong gia đình và đánh dấu mốc trưởng thành của con người.
(DNVN) - Cứ mỗi mùa xuân về đến hẹn lại lên, vào đêm mồng 7 sang rạng sáng mồng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân địa phương và du khách khắp nơi lại nô nức rủ nhau về chơi chợ Viềng Phủ Dầy- Vụ Bản - Nam Định. Đây là phiên chợ cầu may một năm chỉ họp một phiên duy nhất vào dịp đầu năm.
Nhiều đời nay, trong các bản làng của người Ê Đê lưu truyền một nghi lễ hết sức độc đáo và nhân văn. Đó là nghi lễ Kết nghĩa.
(DNVN) - Để phục vụ cho ngày vía Thần Tài (Mùng 10 tháng Giêng - 25/2), các công ty kinh doanh vàng bạc đá quý và ngân hàng cùng chuẩn bị nhiều sản phẩm độc đáo với số lượng lớn để phục vụ khách hàng. Đặc biệt là những mẫu mã hình con chó linh vật của năm có nhiều khách đặt cọc làm trước, đợi đến ngày vía Thần Tài rồi nhận vàng.
Cũng như hầu hết người Kinh trên khắp cả nước, đối với đồng bào người Thổ ở Thanh Hóa thì Tết cổ truyền là Tết quan trọng nhất trong năm.
Lễ hội xuống đồng có từ lâu đời trong đời sống sinh hoạt của người dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Đã thành thông lệ, cứ bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp hàng năm, khi mùa màng thu hoạch xong, là các gia đình người Dao họ lại tổ chức ăn Tết "năm cùng".
End of content
Không có tin nào tiếp theo