Tìm kiếm: cục-thương-mại-điện-tử

Sang năm 2021, đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam và đặc biệt nghiêm trọng đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường thời trang, cả nội lẫn ngoại. Giữa nguy có cơ, theo nhìn nhận người trong cuộc đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp nội có thể nhanh chóng gia tăng thị phần trong nước, cân bằng lại cuộc chơi.
Chuyển đổi số đang là cuộc chạy đua được nhiều doanh nghiệp quan tâm để giữ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra đã khiến quá trình này trở thành yếu tố "sống còn" với đa phần doanh nghiệp. Vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển đổi thế nào trong thời gian qua.
DNVN - Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam, nhiều sàn thương mại điện tử đã tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu và giao vận tại các vùng có dịch nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời hàng hóa chất lượng và giá cả hợp lý đến tay người tiêu dùng.
DNVN - Bắt đầu từ ngày 21/6, hợp tác xã, hộ nông dân Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Long, Đắk Lắk và Sơn La đồng loạt đưa nông sản, đặc sản địa phương lên bán tại “Phiên chợ nông sản trực tuyến” trên sàn thương mại điện tử Sendo. Đây là lần đầu tiên các hộ nông dân tập xây dựng thương hiệu để tiêu thụ nông sản trên môi trường số.
DNVN - Nhằm hỗ trợ đầu ra cho vải thiều Bắc Giang và nâng cao trải nghiệm mua sắm an toàn, tiện lợi cho khách hàng, các siêu thị lớn đã hợp tác cùng sàn thương mại điện tử phân phối sản phẩm vải thiều của Bắc Giang. Với mô hình kết hợp mới mẻ và sáng tạo này, hai bên đã tận dụng được lợi thế của nhau, qua đó hỗ trợ tối đa cho người trồng vải.

End of content

Không có tin nào tiếp theo