Tìm kiếm: dòng-Vốn-FDI

Dù vẫn còn nhiều thách thức cho sự ổn định của nền kinh tế nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là một nền kinh tế quan trọng với những tiềm năng to lớn. Năm 2014, với những thời cơ mới sẽ giúp Việt Nam có thể xây dựng một nền kinh tế vững mạnh và bền bỉ hơn.
Nhật Bản đang đứng đầu trong số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của luồng vốn FDI từ Nhật Bản, cũng như xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng lên đã mở ra cơ hội kinh doanh cho các DN Việt. Làm gì để tiếp tục thu hút và giữ chân các nhà đầu tư Nhật Bản đang là bài toán đặt ra cho Việt Nam trong khi còn có nhiều địa điểm đầu tư cận kề hấp dẫn không kém như Thái Lan, Malaysia, Indonesia...?
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2013, cả cấp mới và tăng thêm, đã đạt 12,63 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là kết quả tích cực. Nhưng thực tế, thành tích này đang phụ thuộc lớn vào nhóm dự án tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, “phần thưởng” an ủi cho sự “bước chậm” trong khi các nước lân cận đều giữ vững vị trí, điểm số hoặc đi lên trong thu hút FDI, là Việt Nam đã khôn ngoan hơn trong lựa chọn các dự án.
Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Vietcombank VCBS, CTCP Đầu tư Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC- HoSE) đã chấm dứt thời điểm tồi tệ nhất và bước vào giai đoạn phục hồi.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2013 xuống còn 5,2% so với mức 5,7% được đưa ra 6 tháng trước và mức lạm phát trung bình năm được đưa ra là 7,5% tại thời điểm cuối năm 2013, thấp hơn khá nhiều so với dự báo trước đây.

End of content

Không có tin nào tiếp theo