Tìm kiếm: gỗ-nguyên-liệu
Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA) được nhận định sẽ giúp giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Anh vào Việt Nam.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 11 ước đạt 1,1 tỷ USD, lũy kế 11 tháng năm 2020 đạt 10,88 tỷ USD, tăng tới 14,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngành gỗ đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu về 20 tỷ USD từ xuất khẩu, với điều kiện là phải ngăn chặn được hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo gỗ Việt Nam để lẩn tránh thuế ở một số thị trường xuất khẩu lớn. Bởi, hành vi này nếu bị đối tác phát hiện, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị liên luỵ, thậm chí là "hết cửa" xuất khẩu.
DNVN - Nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành gỗ theo hướng phát triển bền vững, Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowa) và các hiệp hội gỗ khác trong toàn quốc đã ký cam kết sử dụng nguồn gốc gỗ hợp pháp trong sản xuất, đồng thời thành lập Quỹ Vì một Việt Nam xanh để quảng bá, hỗ trợ hoạt động trồng rừng, bảo vệ môi trường.
Ngành gỗ đang diễn ra nghịch lý là vùng có nhiều nguyên liệu gỗ thì lại thiếu nhà máy chế biến sâu. Và, chính sự phát triển của ngành dăm là kết quả của việc mất cân đối này.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, giá gỗ nguyên liệu tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bình Phước đang đồng loạt giảm.
Các doanh nghiệp kỳ vọng Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào tháng 8 sẽ giúp cho ngành gỗ có những đột phá trong xuất khẩu, vì EU là thị trường lớn với hàng trăm triệu dân có mức sống cao.
Rủi ro điển hình là trong khai hải quan, khai thuế, thời hạn làm thủ tục hải quan, thời hạn nộp thuế.
97% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn từ thị trường EU. Làm thế nào để doanh nghiệp "bắt được những con cá to" ở sân chơi lớn này.
Doanh nghiệp chế biến nông sản đang phải đau đầu trước câu hỏi sẽ phải cứu mình như thế nào với hàng chục nghìn tấn nông, lâm, thủy sản đang tồn kho, trong khi thị trường vẫn u ám vì dịch bệnh.
Xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ là giải pháp giúp các doanh nghiệp (DN) sản xuất đồ gỗ nội thất vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh hiện nay mà còn mở ra cơ hội tăng kim ngạch, tìm kiếm nhiều bạn hàng trong tương lai.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết đại dịch Covid-19 khiến ngành gỗ đứng trước thảm cảnh không có đơn hàng kể từ tháng 4/2020 cho đến năm 2021.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) vừa có báo cáo về tình trạng nhiều nhà nhập khẩu gỗ từ Mỹ, EU hủy đơn hàng, không gia hạn đơn hàng với gỗ Việt Nam.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), Liên minh thương mại công bằng gỗ dán cứng Mỹ đã đưa đơn đề nghị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ ván ép gỗ cứng xuất khẩu từ Việt Nam. Hiện, các doanh nghiệp gỗ dán Việt Nam như ngồi trên lửa.
Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam phải nhập khối lượng lớn ván nguyên liệu từ Trung Quốc. Dịch Covid-19 đã làm cho nguồn cung này đang bị dừng lại, trong khi lượng hàng đã nhập trước đó chỉ đủ cho sản xuất trong khoảng 2 tháng nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo