Tìm kiếm: giải-pháp-đồng-bộ

Các nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề khác nhau, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế môi trường và xã hội. Vậy tại sao, tới nay công cụ này dường như vẫn còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển cần phải dựa vào Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Bởi KH&CN không chỉ là động lực phát triển mà còn trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Lợi thế này sẽ thuộc về doanh nghiệp nào biết ứng dụng và đổi mới công nghệ vào sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa mặn mà với việc đổi mới công nghệ.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: “Năm 2013, từng bước xóa bỏ bù chéo, ví dụ giá bán than theo điện, chúng ta điều hành theo giá thị trường. Trong quá trình điều hành về giá, cùng với đó là chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, để hỗ trợ cho người nghèo, gia đình chính sách, vùng sâu vùng xa. Với tinh thần đó, tôi nghĩ, kinh tế vĩ mô của chúng ta càng ngày càng ổn định”.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, gói 30.000 tỷ không phải để cứu bất động sản vì Nhà nước không có tiền để cứu bất động sản. Theo Bộ trưởng, việc giải ngân nhanh mà không đúng đối tượng có thể phát sinh tham nhũng, thất thoát, lợi dụng nên phải làm chặt nhưng không phải chặt là chậm. Về giá bất động sản, Bộ trưởng tiếp tục khẳng định giá đã giảm tuy nhiên cũng thừa nhận, mức giá hiện nay cao hơn thu nhập của người dân.

End of content

Không có tin nào tiếp theo