Tìm kiếm: giá-dầu-brent
Giá dầu thế giới giảm hơn 4% trong phiên giao dịch 7/11 xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7/2023, do số liệu kinh tế của Trung Quốc yếu, đồng USD mạnh lên và xuất khẩu dầu của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng.
Giá dầu châu Á tăng trong sáng 6/11 sau khi hai nước xuất khẩu hàng đầu thông báo tự nguyện tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm, duy trì tình trạng thắt chặt nguồn cung.
Giá dầu thế giới tăng hơn 2 USD trong phiên 2/11, kết thúc chuỗi ba ngày giảm liên tiếp do nhu cầu rủi ro quay trở lại các thị trường tài chính một ngày sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất cơ bản.
Giá dầu tại châu Á giảm 1 USD trong phiên sáng 30/10, khi giới đầu tư thận trọng trước thềm cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và số liệu chế tạo của Trung Quốc dự kiến được công bố trong tuần này.
Giá dầu thế giới giảm thêm hơn 2% vào phiên 26/10, do lo ngại về một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông dịu bớt trong khi nhu cầu năng lượng của Mỹ có dấu hiệu suy yếu.
Giá dầu thế giới giảm hơn 2% trong phiên 23/10, khi những nỗ lực ngoại giao tại Trung Đông được đẩy mạnh nhằm kiểm soát xung đột đã làm giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư về nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 23/10 tới đây, giá xăng bán lẻ trong nước có thể đảo chiều tăng khoảng 1,3 - 1,7% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương quyết định không trích lập hoặc chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Giá dầu thế giới phiên 18/10 tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong hai tuần trong bối cảnh kho dự trữ của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến và lo ngại về nguồn cung toàn cầu sau khi Iran kêu gọi một lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Israel liên quan đến cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD/thùng trong phiên 16/10 do đồn đoán gia tăng về khả năng Mỹ và Venezuela có thể sớm đạt được một thỏa thuận nới lỏng hạn chế đối với xuất khẩu dầu của Venezuela.
Giá dầu thế giới tăng gần 6% trong phiên 13/10, do hoạt động mua vào được đẩy lên trong bối cảnh leo thang xung đột tại Trung Đông.
Giá dầu thế giới tăng hơn 4% trong phiên 9/10, khi xung đột tại Trung Đông đã gây lo ngại sẽ lan rộng.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, sức ép lạm phát và giá nhiên liệu tăng là những rủi ro của kinh tế toàn cầu hiện nay.
Giá dầu tăng hơn 3 USD trong phiên sáng 9/10 tại châu Á, khi xung đột quân sự giữa các lực lượng của Israel và phong trào Hồi giáo Kháng chiến Hamas vào cuối tuần đã làm gia tăng bất ổn chính trị ở Trung Đông.
Giá dầu thế giới tuần này giảm 8,8% khi tình hình nguồn cung thắt chặt không còn thu hút được nhiều sự chú ý của giới đầu tư.
Giá dầu thế giới giảm khoảng 2% trong phiên 5/10, nới rộng mức giảm gần 6% trong phiên trước đó, do những lo ngại về nhu cầu nhiên liệu đã lấn át quyết định của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, nhằm duy trì cắt giảm sản lượng dầu, giữ nguồn cung thắt chặt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo