Tìm kiếm: giá-gạo
Quyết định cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ vào tháng Bảy đã khiến thị trường châu Á biến động, với chỉ số giá gạo giá tháng Tám của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc tăng gần 10% lên mức cao kỷ lục 15 năm.
DNVN - Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung, sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong vụ Đông Xuân 2022-2023, vụ Hè Thu và vụ Mùa năm 2023 ước đạt gần 24 triệu tấn. Tuy nhiên, do thời tiết thất thường, ảnh hưởng El Nino, các địa phương cần bảo đảm lịch thời vụ lúa Đông Xuân 2023 -2024.
Xuất khẩu gạo trong 8 tháng qua đạt gần 6 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng tới 20% so cùng kỳ và hoàn thành 89% kế hoạch cả năm.
Với việc phát triển đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, nông dân có thể được vay ngân hàng không thế chấp tối đa khoảng 20 triệu đồng một vụ sản xuất.
DNVN - Giá gạo đang tăng, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không dám ký thêm hợp đồng xuất khẩu gạo mới, đồng thời tạm dừng thu mua lúa để "nghe ngóng" thị trường và tránh thua lỗ.
Giá gạo tại các nước xuất khẩu chính, bao gồm Thái Lan, Việt Nam, đã tăng khoảng 20% kể từ khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu 1 số loại gạo, khiến nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt.
Trước việc giá gạo thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây, chính phủ Indonesia đã chuẩn bị một số biện pháp ứng phó.
DNVN - Mới đây, lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng gạo tẻ thường của Ấn Độ, sau đó đến lượt Nga và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cấm xuất khẩu gạo cho đến đầu năm 2024, nhằm đảm bảo an ninh lương thực đang khiến thị trường gạo nói riêng, lương thực nói chung trở nên xáo trộn… Tuy nhiên, đó lại là cơ hội cho thị trường lúa gạo Việt Nam.
Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo.
DNVN - Thông tin giá gạo Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới là tin vui. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, sự biến động về giá này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng, không nên “đu đỉnh”…
Đây là nhiệm vụ lực lượng quản lý thị trường đặt ra nhằm thực hiện Chỉ thị của Bộ Công Thương, đảm bảo giá lúa gạo ổn định trước diễn biến mới của thị trường gạo thế giới.
DNVN - Trong bối cảnh thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý với mặt hàng gạo…
DNVN - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước, uy tín của thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
DNVN - Trong bối cảnh thị trường lúa gạo có diễn biến tăng giá, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo duy trì lượng lúa gạo dự trữ bình ổn thị trường theo quy định để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết; tránh mua gom ồ ạt gây bất ổn thị trường, mất cân đối cung cầu cục bộ đẩy giá lúa gạo trong nước tăng bất hợp lý.
DNVN - Việc tận dụng thời cơ về giá để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gạo, khai thác thị trường truyền thống và mở rộng thị trường tiềm năng cần khẩn trương. Tuy nhiên, phải giữ được thương hiệu gạo, giữ vững an ninh lương thực quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo