Tìm kiếm: giá-trị-kinh-tế-rất-cao
Nhiều năm trở lại đây, cứ sau Tết Nguyên đán nhiều ngư dân ở tỉnh Nam Định lại đổ xô đi giăng bắt con sứa. Mùa giăng lưới bắt sứa nổi lập lờ ngoài biển được ví như mùa "săn vàng trắng". Nhờ công việc này mà nhiều hộ có thu nhập rất cao, từ vài triệu cho đến cả chục triệu đồng mỗi ngày.
Không đi theo xu thế kiến trúc hiện đại, chàng kiến trúc sư trẻ muốn tạo một phong cách táo bạo: thổi luồng gió mới vào kiến trúc nhà gỗ cổ.
Đàn chim ở trang trại anh Trần Văn Toản là loài đột biến, có màu sắc cực kỳ độc đáo và bắt mắt. Đây là giống chim quý ở nước ngoài được anh Toản và bố cất công nghiên cứu, đặt hàng để nuôi.
Khó ai có thể tin được, một phụ nữ Thủ đô chưa từng chân lấm tay bùn lại quyết định từ bỏ công việc “thời thượng” đang “hái ra tiền” và cuộc sống nhàn hạ để vào miền đất Tây Nguyên theo đuổi đam mê sưu tầm và bảo tồn các giống trà hoa vàng quý hiếm.
Từ vài chục chậu hoa lan Ngọc Điểm ban đầu trồng để thỏa mãn đam mê, ông Nguyễn Thanh Cảnh (ngụ ấp Tân Trung, xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã quyết định đầu tư mở rộng diện tích trồng lên 3.000m2 với hàng ngàn nhánh lan, mỗi năm thu lãi gần 3 tỷ đồng.
Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông lâm Huế đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu nuôi vỗ và thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cho cá ong bầu. Tại thời điểm này, giá loại cá này có lúc có thể lên đến 500.000 đồng/kg nhưng cung vẫn không đủ cầu.
Lần đầu tiên tỉnh Kon Tum phối hợp với Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo quy mô lớn về sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác, mở đầu chuỗi hoạt động này là triển lãm trưng bày “đưa sâm từ rừng về phố”.
Làm sao để đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển thương hiệu Quốc gia cho cây sâm Việt Nam để sâm Ngọc Linh có thương hiệu trong nước và trên thế giới? Làm sao đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm đứng thứ 2 trên thế giới, hàng năm sản xuất được từ 500 - 1.000 tấn?
15 cây nghiến hàng trăm năm tuổi vừa được Kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Bể phát hiện bị lâm tặc cưa hạ ngày 20.11 tại cánh rừng nghiến núi đá.
Vì lợi nhuận, một số đối tượng đã bất chấp pháp luật vẫn lén lút phá hoại rừng. Bởi gỗ nghiến giá trị kinh tế rất cao, nên đây không phải là vụ đầu tiên “lâm tặc” thâm nhập Vườn quốc gia Ba Bể để thực hiện hành vi phá hoại, trộm cắp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo