Tìm kiếm: giải-pháp-tài-chính
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa vinh dự đón nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2012 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại- Bộ Công Thương tổ chức và trao tặng. Đây là lần thứ hai liên tiếp VPBank được vinh dự trao tặng giải thưởng uy tín này.
Ngay đầu năm 2013, khi Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu ra đời, đã mang lại một sức sống mới cho nền kinh tế. Không chỉ giảm, giãn thuế, Nghị quyết 02 đã đi vào các giải pháp giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư; cứu thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu… Tất cả hứa hẹn một năm mới với nhiều tín hiệu khả quan.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng hỗ trợ tài chính cho thị trường bất động sản vì lợi ích chung của nền kinh tế là cần thiết, tuy nhiên quá trình này vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro, trong đó đặc biệt phải dè chừng lạm phát.
Đề xuất giảm một nửa phí trước bạ ôtô mới và áp phí 2% với xe đăng ký từ lần thứ hai trở đi đã được Bộ Tài chính đệ trình lên Chính phủ. Bộ cũng đề xuất không thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Thời điểm này sớm hơn 6 tháng so với lộ trình dự kiến thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hàng loạt chung cư cao cấp biệt thự ở Hà Nội giảm giá tới 30% so với đầu năm song vẫn chưa hấp dẫn người mua. Chuyên gia đánh giá, khi lãi suất giảm, bất động sản lấy lại lòng tin của người dân thì địa ốc mới có thể hồi sinh.
Doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh trong khi số ngừng hoạt động lại tăng vùn vụt do lãi suất huy động vốn cao và kéo dài, đầu tư tiêu dùng giảm, quản trị tài chính và quản trị doanh nghiệp còn hạn chế…
Ngoài vài ba trường hợp âm thầm điều chỉnh giảm giá trực tiếp cho người mua, đa số chủ đầu tư dự án bất động sản tại Hà Nội vẫn không chấp nhận thực tế phũ phàng này. Họ cố gắng duy trì mức giá đã xác lập từ hồi thị trường đạt đỉnh bằng nhiều cách lách khác nhau.
Nghị quyết 13 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường vừa được Chính phủ ban hành đề cập 5 nhóm giải pháp chính.
Việc Bộ Tài chính dùng gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là giãn thuế, hoãn thu phí. Với thực trạng khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, gói hỗ trợ trên có gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp?
Giới xây dựng, kinh doanh bất động sản trong Nam ngoài Bắc đang tìm các giải pháp và hướng đi sáng sủa hơn cho thị trường. Trong đó, hiện thực hóa nhu cầu nhà ở của số đông người dân được cho là giải pháp khả thi nhất, cũng là cứu cánh số một. Cụ thể hơn là phải giảm giá hơn nữa.
(DNHN) - Trước những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp phải, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ để doanh nghiệp đứng vững, từng bước ổn định sản xuất. Đây là những giải pháp thiết thực, có ý nghĩa, tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa lại chưa thực sự được hỗ trợ, chưa tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ.
Theo ông Phạm Thanh Hưng - Phó tổng giám đốc Cengroup, thời điểm này nếu các nhà đầu tư bất động sản xác định chiến lược dài hạn thì nên mua. Còn với nhà đầu tư lướt sóng thì chưa nên. Bởi một, hai tháng nữa thị trường chưa thể lên giá nhưng 5-10 năm nữa thì chắc là có.
Chính phủ vừa đồng ý với đề án lập quỹ tiết kiệm nhà ở và giao cho Bộ Xây dựng lấy ý kiến hoàn thiện thêm. Theo các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), việc lập quỹ này là cần thiết, nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn.
Tỉnh Quảng Ninh gửi thông điệp về một vùng đất được ví là “Việt Nam thu nhỏ”, giàu tiềm năng, nhiều cơ hội đầu tư, quyết tâm đổi mới mô hình hình tăng trưởng từ “nóng” sang xanh, phát triển bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo