Tìm kiếm: giống-cây-trồng
Là một trong những người sớm nhận ra tiềm năng kinh tế của việc nuôi gà đen, anh Cháng A Vàng ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã mạnh dạn tiên phong nuôi loài gà đen xì này và bước đầu cho kết quả khá khả quan. Loài gà bản địa của người Mông có đặc điểm kỳ lạ là 2 chân có 9 ngon, chân này 4 ngón thì chân còn lại có 5 ngón.
Một trong những lý do để thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang) nuôi được cá chép trong ruộng bậc thang rất cao là ở đây người dân không sử dụng thuốc trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp...Việc nuôi cá chép trong ruộng lúa bậc thang mang lại lợi ích "kép".
Sau 75 ngày kể từ khi xuống giống trồng dưa lưới Nhật Bản, Thái Lan xuất bán cho các đại lý, cửa hàng rau, củ, quả sạch, trang trại rau ở xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) thu lãi 20 – 30 triệu đồng/sào.
Để có một Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trù phú, ông cha ta đã chủ động “thuận thiên” để thích ứng, từ đó lai tạo ra hàng nghìn giống lúa, cây trồng, vật nuôi.
Chỉ với 8 sào (8.000m2) nha đam, đợt thu hoạch vừa rồi ông Dũng lời đến 80 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí. Với giống nha đam, 1 năm ông Dũng có thể thu hoạch 10 - 11 đợt như vậy.
“Đất nước muốn phát triển chắc chắn phải tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ nhưng để đột phá thật thì phải có cơ chế đột phá. Cơ chế đấy là gì?”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi và cho rằng ý kiến đóng góp của các nhà khoa học là vô cùng quan trọng.
Anh Bùi Văn Phương ở thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ chỉ với 0,3ha nhà kính (nhà màng, nhà lưới) nhưng năm nào cũng thu được ngót 1 tỷ đồng từ trồng các loại dưa vàng, dưa lưới.
Sở hữu trang trại gà Mông đen đặc sản xương đen xì xì với giá bán trung bình từ 190.000 – 200.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình chị Nguyễn Lan Anh (Thôn Nậm Châu, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) có nguồn thu nhập 400-500 triệu đồng.
“Hiện tôi bán mít với giá 53.000 đồng/kg, mỗi trái nặng khoảng 9kg, tính ra bán 1 quả cũng được gần 500.000 đồng. Cứ 12 ngày hái một lần rồi đem bán cùng các vườn khác” - ông Danh Bảnh, ngụ ấp Tàu Hơi B, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) chia sẻ về hiệu quả kinh tế của cây mít trên đất ruộng.
Ông Nguyễn Thành Hạt (58 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Nhung (57 tuổi, ở thôn Thái Sơn, xã Đại Hưng, huyện Đại lộc, Quảng Nam), đang có thu nhập ổn định nhờ mô hình trồng cây ăn quả. Trong vườn nhà ông Hạt có những cây mít cho trái sai, trái "khổng lồ", khi chín thơm nức cả xóm.
Những ngày này, người dân thôn Bình Hiệp (xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam) và các vùng lân cận huyện Thăng Bình đang tất bật thu hái dưa gang bán cho thương lái. Dù được mùa nhưng giá hiện tại chỉ 2.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân xót xa, bất chấp nguy hiểm bán lẻ trên vỉa hè đường quốc lộ để mong được giá hơn.
Mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, năng động và sáng tạo trong sản xuất, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Hoàng Văn Hướng (SN 1991 ở xóm 7, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã thành công trong việc xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trở thành tấm gương sáng của thanh niên khởi nghiệp xứ Nghệ.
Trồng 4.000 m2 bầu trong nhà màng, mỗi năm gia đình ông Bùi Văn Định, dân tộc Mường, xóm Mớ Đồi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) thu lời 60 triệu đồng/năm. Điểm thú vị, nhà màng trồng bầu vốn trước kia ông Định trồng rau, nhưng bị lỗ do giá cả bấp bênh.
Trồng 4.000 m2 bầu trong nhà màng, mỗi năm gia đình ông Bùi Văn Định, dân tộc Mường, xóm Mớ Đồi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) thu lời 60 triệu đồng/năm. Điểm thú vị, nhà màng trồng bầu vốn trước kia ông Định trồng rau, nhưng bị lỗ do giá cả bấp bênh.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, công tác nghiên cứu, chọn tạo và bảo vệ tác quyền giống cây trồng đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, tạo nên sự hợp tác quốc tế trong bảo hộ giống cây trồng (BHGCT) và hình thành nên một hệ thống BHGCT hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo