Tìm kiếm: hạ-lãi-suất-cho-vay

Ngân hàng (NH) đang tìm cách đẩy mạnh cho vay hòng đạt tăng trưởng tín dụng 12%. Nhưng có cần tăng tín dụng hơn nữa khi nhu cầu thấp và mục tiêu của tái cơ cấu là nâng cao hiệu quả đồng vốn và chất lượng tín dụng.
Tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối cuối tuần qua đã lắng dịu, sau khi ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông điệp dùng mọi biện pháp để ổn định tỷ giá. Song câu chuyện khó khơi thông tín dụng và tiền vẫn đang dồn ứ trong hệ thống ngân hàng và là một trong những nguyên nhân gây nên cơn biến động giá ngoại tệ vừa qua – vẫn là một bài toán khó.
Lãi suất cho vay đối với nhà ở xã hội nên ở mức 3% thay vì 6% và ổn định trong chu kỳ 9 năm hoặc 7 năm. Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (QH) Nguyễn Đức Kiên đưa ra khuyến nghị trên khi trao đổi với báo giới bên hành lang phiên khai mạc kỳ họp QH sáng nay, 20.5.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành, nhiều ngân hàng đã công bố giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Lãi suất giảm là điều đáng mừng, nhưng vấn đề đặt ra là doanh nghiệp có tiếp cận được vốn vay hay không? Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang ở mức nào? Đâu mới là giải pháp giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng tồn kho, xử lý nợ xấu, quay vòng sản xuất mới?
Định hướng chính trong năm 2013 là mở rộng tín dụng hiệu quả, tập trung vốn đầu tư cho các lĩnh vực ưu tiên, cho vay để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, giảm tồn kho, đầu tư cho các dự án trọng điểm tạo ra sự lan tỏa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, đã hội tụ đủ điều kiện để giảm lãi suất huy động về mức 7%/năm và lãi suất cho vay về mức 10%/năm. Đi trước một bước, ngay từ ngày 6-5, NH Vietcombank quyết định điều chỉnh giảm lãi suất huy động về 6%/năm. Đây đã là tín hiệu vui đối với nền kinh tế?

End of content

Không có tin nào tiếp theo